Công dụng chính: Tẩy da chết.
Đánh giá:  Tốt 
Thuộc nhóm: Thành phần loại bỏ da chết.
Đánh giá thành phần cho bà bầu: 
Lưu ý khi sử dụng:
An toàn cho bà bầu nồng độ <2%, bắt đầu từ nồng độ thấp rồi tăng dần lên
Sản phẩm:
Mô tả: BHA là một thành phần khử tan, có nghĩa là nó có thể tẩy tế bào chết bằng cách hòa tan các liên kết giữ tế bào chết trên bề mặt da. Vì BHA tan trong dầu nên nó cũng có khả năng thâm nhập vào niêm mạc lỗ chân lông và tẩy tế bào chết bên trong lỗ chân lông. Nó đặc biệt hiệu quả để giảm mụn, bao gồm cả mụn đầu đen và mụn đầu trắng.

Tên gọi khác của BHA:
› Butylhydroxyanisole
› Butylated Hydroxy Anisole
› Butylated HydroxyAnisole

BHA có nguồn gốc từ những loại acid sau:
– Salicylic Acid: Có nguồn gốc từ vỏ cây liễu (Willow Bark)
– Citric Acid: Có nguồn gốc từ một số loại trái cây có múi như chanh, cam, bưởi.
– Axit β-Hydroxybutyric.
– Axit β-hydroxy methyl-methylbutyric.
– Carnitine.

Lưu ý: Salicylic Acid có nguồn gốc từ Aspirin, hãy cân nhắc kỹ trước khi dùng nếu bạn có tiền sử kích ứng, dị ứng với Aspirin.

 

Thành phần BHA trong mỹ phẩm

Thành phần BHA trong mỹ phẩm

BHA là gì?

BHA – viết tắt của Beta Hydroxy Acid – cũng là hoạt chất mà bạn hay bắt gặp trong sản phẩm chăm sóc da, đặc biệt là da mụn. Ngược lại với AHA, BHA có gốc dầu, được chiết xuất từ thực vật như cây lộc đề (winter green), vỏ liễu (willow bark). Hoạt chất này chuyên giải quyết vấn đề về da liên quan đến lỗ chân lông, mụn ẩn, không đều màu…

Độ pH của BHA

Là thành phần làm đẹp có tính acid, BHA cần môi trường có độ pH thấp để phát huy tối đa tác dụng. Độ pH hiệu quả để hai hoạt chất này hoạt động tốt nhất nằm ở mức 3.2 – 3.9, hoạt động ổn ở mức 3 – 4. Khi pH trở nên quá cao, BHA dần giảm đi tác dụng.

Công dụng của BHA trong mỹ phẩm

• Tẩy da chết hoá học: Tương tự như AHA, BHA có khả năng làm sạch da chết. Tuy nhiên do khả năng tan trong dầu, BHA len lỏi vào cuốn đi bụi bẩn tận sâu trong lỗ chân lông dẫn đến mức độ hiệu quả cao hơn.

• Cải thiện tắc nghẽn lỗ chân lông: Tình trạng đẩy mụn có thể xem là dấu hiệu nhìn thấy rõ rệt nhất cho công dụng này. Nếu trước kia da bạn có nhiều vấn đề về mụn ẩn, sần sùi, lỗ chân lông to do ứ đọng chất bẩn và bã nhờn lâu ngày, BHA là giải pháp vô cùng hiệu quả.

⇒ Trên thực tế, bạn thường thấy AHA và BHA thường được các nhãn hàng kết hợp hai hoạt chất này lại với nhau ở nồng độ thích hợp nhằm phát huy tối đa khả năng của chúng.

Nồng độ của BHA bao nhiêu là phù hợp?

Không phải cứ càng cao thì càng tốt, nồng độ % của BHA không hoàn toàn nói lên chất lượng của sản phẩm. Yếu tố quan trọng ở đây chính là độ pH. Trong mỗi loại BHA đều có chỉ số pKa khác nhau (đây là phương pháp đo lường độ mạnh – nhẹ của acid). Chỉ số này nói lên mức độ và tốc độ thẩm thấu của acid qua tế bào da. Vì vậy, tuỳ vào tình trạng da, vấn đề đang gặp phải cũng như khả năng tài chính, bạn nên chọn sản phẩm có thành phần phù hợp với mình thay vì chăm chăm nhìn vào nồng độ % của acid.

BHA thường có trong sản phẩm nào?

BHA được đưa vào sử dụng trong hầu hết sản phẩm chăm sóc da, thường gặp nhất có thể kể đến toner (nước cân bằng)serum (tinh chất). Tuỳ vào mục đích sử dụng, nhãn hàng sẽ chọn AHA, BHA hoặc kết hợp cả hai ở nồng độ hợp lý để phát huy tối đa hiệu quả. Tẩy da chết hoá học sẽ có tác dụng tốt hơn trong sản phẩm leave on (không rửa trôi) và wash off (rửa trôi). Vì thế, khi muốn cải thiện da bằng acid, bạn nên lựa chọn toner, serum, kem dưỡng… thay vì tẩy trang hay sữa rửa mặt.

4 Lưu ý khi sử dụng BHA

Sử dụng theo trình tự pH

Quy tắc này nói lên trình tự sử dụng sản phẩm dưỡng da dựa trên khả năng thẩm thấu theo thứ tự: pH thấp cho đến pH cao. Nghĩa là ưu tiên bôi thoa BHA trước rồi mới đến serum, kem dưỡng, kem chống nắng (trong trường hợp dùng acid vào ban ngày). Nếu dùng chung với vitamin C có dẫn xuất mang pH thấp hơn BHA, hãy linh hoạt ưu tiên sử dụng vitamin C trước.

Bắt đầu với nồng độ thấp

Tâm lý chung của mọi người khi làm đẹp đều khá nôn nóng và muốn có hiệu quả nhanh dẫn đến tình trạng “tham” khiến da quá tải. Bắt đầu với nồng độ thật thấp và dùng cách ngày là biện pháp phòng ngừa kích ứng đơn giản nhưng hiệu quả. Sau 1-2 tuần, bạn mới nên tăng dần tần suất và nồng độ lên từng chút một.

Ví dụ tham khảo: Bạn có làn da thiên khô chưa từng sử dụng treatment. Ở 2 tuần đầu tiên, bạn bắt đầu với AHA 3%, tần suất 1-2 lần/tuần. Sau đó, tần suất được nâng lên dần ở 3 – 4 lần. Khi da đã quen, bạn có thể nâng nồng độ lên 5%.

Chú trọng đến làm dịu và phục hồi

Tập trung quá lâu vào loại bỏ da chết mà quên đi làm dịu hay phục hồi khiến da trở nên quá tải. Tình trạng này khi nhẹ thì gây đỏ rát, mẩn ngứa, nặng hơn thì gây bong tróc, căng kích vô cùng khó chịu. Kết hợp nhiều thành phần phục hồi đúng cách giúp da được làm dịu, hạ nhiệt, đặc biệt với bạn nào thuộc dân chơi hệ treatment hardcore. Một số thành phần làm dịu, phục hồi tốt phổ biến bao gồm:

Vitamin B5 (Panthenol): Nồng độ tập trung cục bộ tốt lẫn thời gian hấp thụ nhanh khiến cho thành phần này là lựa chọn top đầu khi da cần làm dịu tức thì. Ngoài ra, hoạt chất này còn kích thích nguyên bào sợi giúp chữa lành vết thương.
Họ nhà cúc (Chamomile, Calendula…): Làm dịu, kháng viêm, làm lành vết thương là những công dụng nổi bật của thành phần thuộc họ nhà cúc. Nhiều loại mặt nạ giấy hay chứa hàm lượng lớn chiết xuất hoa cúc để “cấp cứu” làn da sau tiếp xúc thời gian dài với ánh nắng.
Peptides: Có 4 loại peptides khác nhau trong mỹ phẩm, một trong số đó là peptide tín hiệu (Signal peptides). Thành phần này sẽ kích thích sản sinh collagen, elastin cùng protein giúp da tăng độ đàn hồi và căng mọng hơn đáng kể.

Xử lý khi kích ứng

Dù chuẩn bị kỹ càng đến đâu, kích ứng vẫn có khả năng xảy ra khi thử thành phần hoạt chất mới lên da. Khi gặp kích ứng, hãy ngưng ngay sản phẩm đang sử dụng và tham khảo tư vấn từ bác sĩ da liễu để có hướng xử lý an toàn. Không tự ý mua thuốc bôi thoa, tác động mạnh lên vùng da kích ứng để phòng tránh tổn thương nặng nề về sau.

Kết hợp BHA và Niacinamide đem lại tác dụng gì cho da?

BHA vốn là chất loại bỏ tế bào chết, làm thông thoáng lỗ chân lông. Niacinamide (Vitamin B3) lại là chất phục hồi cấu trúc da. Khi kết hợp hai chất này với nhau, khả năng làm sạch và phục hồi da đều tăng lên đáng kể. Cũng không quá khi nói đây là một cặp bài trùng.

Có ý kiến cho rằng khi kết hợp với nhau, BHA và vitamin B3 gây ra phản ứng Niacinamide bị thuỷ phân trở thành Niacin. Điều này đã được thí nghiệm và nghiên cứu chỉ ra rằng, ở nhiệt độ 89,6 độ C trong 25 tiếng liên tục (pH khoảng 2) thì 25% Niacinamide bị thuỷ phân. Trên thực tế, sử dụng trên bề mặt da người gần như không thể đạt đủ điều kiện này. Vì vậy bạn hoàn toàn yên tâm khi phối hợp hai thành phần này với nhau.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *