7 Nguyên nhân hình thành mụn phổ biến nhất mà bạn nên biết (2024)

Mụn được hình thành do sự tắc nghẽn lỗ chân lông trên da bởi bã nhờn, vi khuẩn và tế bào da chết. Đây là tình trạng da phổ biến nhất mà mọi người gặp phải. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên mụn? Cùng mình tham khảo bài viết dưới đây nhé.

7 Nguyên nhân gây nên mụn

7 Nguyên nhân gây nên mụn

Nguyên nhân 1: Làm sạch không đủ

Khi bạn sinh hoạt hàng ngày khiến da bị bám bụi hay sử dụng kem chống nắng và phấn trang điểm quá nhiều mà không làm sạch kỹ và còn sót lại cặn bẩn sẽ khiến cho lỗ chân lông bị bít tắc gây nên tình trạng tắc nghẽn cơ học là nguyên nhân gây nên mụn.

Làm sạch da là bước cơ bản cũng là quan trọng nhất trong liệu trình chăm sóc da hàng ngày. Để vệ sinh da sạch sẽ nhất, cần kết hợp với tẩy trang, rửa mặt đúng cách, vừa phải loại bỏ dầu thừa, bụi bẩn và tế bào da chết, tránh chúng tích tụ gây bít tắc lỗ chân lông.

Nguyên nhân 2: Bỏ qua bước tẩy trang

Có rất nhiều người vẫn còn quan niệm rằng: khi da không makeup, chỉ dùng hoặc thậm chí không dùng kem chống nắng thì không cần phải có bước tẩy trang trong chu trình skincare. Tuy nhiên, trong suốt một ngày làm việc và di chuyển bên ngoài thì bước tẩy trang lại là bước lấy sạch những bụi bẩn, vi khuẩn từ môi trường hiệu quả nhất.

Khi chúng ta bỏ qua bước tẩy trang, theo thời gian sẽ khiến da mặt bị tích tụ từ bụi bẩn, bã nhờn, nắng, gió và mồ hôi là nguyên nhân gây nên mụn da trở nên nhợt nhạt và tệ hơn nữa là bắt đầu hình thành các dấu hiệu nổi mụn, lão hóa như chảy xệ, các nếp nhăn,…

Nguyên nhân 3: Cơ địa da dầu

Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD), đặc điểm nhận dạng đầu tiên của da dầu là luôn luôn có lớp dầu trên da khiến khuôn mặt lúc nào cũng bóng nhẫy, nhất là khi có ánh sáng phản chiếu. Đôi khi, da dầu dễ nhầm với da hỗn hợp bởi da hỗn hợp cũng có lúc tiết nhờn nhưng không đều, chỗ có chỗ không, chỗ nhờn, chỗ khô hoặc bình thường chứ không dầu hoàn toàn như da dầu. Một trong số lợi thế của da dầu là dấu hiệu lão hóa chậm hơn so với những người có làn da khác.

Đặc thù của da dầu là thường xuyên bị nhờn ở nhiều vị trí trên mặt, vùng chữ T thường bóng hơn vì tiết nhiều dầu, lỗ chân lông to. Một điều bất lợi của da dầu chính là dễ nổi mụn do bụi bẩn, bã nhờn trộn với các tế bào da chết và mắc kẹt trong lỗ chân lông là nguyên nhân gây nên mụn. Không những thế, da dầu dễ bắt nắng gây ra các vết thâm, tối màu trên da.

Nguyên nhân 4: Sử dụng sản phẩm có chứa thành phần cồn khô

Cồn khô được sử dụng với mục đích bảo quản và tăng tuổi thọ cho sản phẩm. Hơn nữa, cồn khô còn là dung môi hoàn hảo giúp hòa tan các chất, giúp kết cấu sản phẩm nhẹ hơn, các dưỡng chất thấm nhanh và sâu hơn.

Cồn có ưu điểm là hút nhờn nhanh chóng, mang lại cảm giác khô thoáng và hết bóng nhờn. Nhưng về lâu dài, da sẽ bị khô vì mất đi lớp hàng rào bảo vệ trên da và da bị bào mòn theo thời gian, mất dần khả năng phục hồi cũng là nguyên nhân gây nên mụn. Vì vậy, nếu dưỡng da thì bạn hãy tránh các thành phần như ethanol, methanol, ethyl alcohol, benzyl alcohol,… và nếu muốn sử dụng thì bạn cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng nhé.

Nguyên nhân 5: Nội tiết tố thay đổi

Thông thường, rối loạn nội tiết tố xảy ra ở giai đoạn tuổi dậy thì đến từ tình trạng tăng – giảm bất thường của lượng nội tiết tố trong cơ thể, nhưng bất kỳ độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc phải là nguyên nhân gây nên mụn. Với một số người, mụn do nội tiết tố thay đổi có thể hình thành với nhiều dạng như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn mủ, mụn bọc…

Trong suốt giai đoạn dậy thì, mụn do nội tiết tố thay đổi thường xuất hiện ở vùng chữ T trên khuôn mặt gồm: vùng trán, sống mũi, 2 bên mũi và cằm. Mụn ở người trưởng thành lại thường xuất hiện ở phần dưới khuôn mặt, bao gồm mụn nội tiết ở cằm và xung quanh hàm. Ở một số người, mụn do nội tiết thường xuất hiện nhiều ở vùng má.

Nguyên nhân 6: Không thường xuyên tẩy tế bào chết

Các tế bào chết khi không được loại bỏ, chúng sẽ tồn tại ngay trên bề mặt da và dày hơn mỗi ngày sẽ gây bít tắc là một trong những nguyên nhân gây nên mụn. Khi tế bào chết không được loại bỏ, chúng như một lớp màng ngăn chặn da không thế hấp thu được các dưỡng chất khác. Tẩy tế bào chết là rất cần thiết nếu bạn muốn có một làn da đẹp.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Viện chăm sóc da Dermalogica (Mỹ), việc tẩy da chết thường xuyên để kích thích các tế bào da mới phát triển giúp làn da của bạn mịn màng hơn. Đồng thời tẩy da chết giúp các dưỡng chất phía sau của các sản phẩm đặc trị thẩm thấu tối đa vào da mang lại hiệu quả cao hơn.

Để biết được tần suất tẩy tế bào chết như thế nào là đúng bạn cần phải dựa vào các yếu tố sau: loại da, môi trường làm việc, các vấn đề của da, loại mỹ phẩm sạch tẩy tế bào chết… nhưng quan trọng nhất vẫn là loại da.

♦ Da thường, da hỗn hợp, da khô, môi trường làm việc văn phòng máy lạnh: tẩy tế bào chết 2 lần/1 tuần.
♦ Da dầu, hỗn hợp thiên dầu, môi trường làm việc ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi…: tẩy tế bào chết 2-3 lần/1 tuần.
♦ Da nhạy cảm, da mụn, da dễ bị kích ứng: tẩy tế bào chết 1-2 lần/1 tuần.

Lưu ý: Sau khi tẩy da chết, làn da của bạn phải được chống nắng đầy đủ trước khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vì tác hại của tia UV trong ánh nắng có thể khiến cho tế bào da mới hình thành bị tổn thương dễ nhạy cảm hơn và gây sạm, nám da.

Nguyên nhân 7: Thói quen sinh hoạt hàng ngày

Ngoài những nguyên nhân gây nên mụn từ bên bên trong cơ thể và bên ngoài môi trường thì thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng rất nhiều đến làn da, đặc biệt là da mụn. Có nhiều nguyên nhân gây nên mụn và chúng tác động với nhau khiến cho mụn trở nên nặng hơn như:

Sờ tay lên mặt hay chống tay lên cằm: bàn tay tiếp xúc với rất nhiều đồ vật trong sinh hoạt và làm việc hàng ngày. Vì vậy nó không sạch như chúng ta nhìn thấy mà chứa rất nhiều vi khuẩn và bụi bẩn. Thói quen sờ tay lên mặt thường xuyên sẽ khiến cho da không được sạch theo. Điều đó khiến cho da dễ bị nổi mụn và tình trạng mụn sẵn có sẽ trầm trọng hơn.

Nằm nghiêng khiến da tiếp xúc với gối: Khi ngủ, da mặt sẽ tiếp xúc với gối nhưng nếu gối bẩn sẽ khiến vi khuẩn tích tụ thành ổ và gây hại cho làn da.

Sử dụng khăn mặt hay khẩu trang quá bẩn: khăn mặt và khẩu trang là vật dụng tiếp xúc với làn da chúng ta thường xuyên. Việc không vệ sinh khăn mặt hay không thay đổi khẩu trang thường xuyên khiến vi khuẩn có trên khẩu trang và khăn mặt bám lại trên da đã vô tình là các tác nhân phát sinh thành mụn.

Không vệ sinh nón bảo hiểm thường xuyên khiến vi khuẩn tích tụ và khi bạn đội nón vô tình khiến da tiếp xúc với ổ vi khuẩn đó gây nên mụn xung quanh quai hàm.

Ăn uống không lành mạnh với các thực phẩm: chứa nhiều đường, nhiều tinh bột, ăn nhiều chocolate, thực phẩm cay nóng, đồ chiên nhiều dầu mỡ…

Cung cấp không đủ nước cho cơ thể làm cho cơ thể bị thiếu nước và da bị thiếu ẩm, dẫn đến tăng tiết dầu nhờn và hình thành nên mụn.

Tổng kết

Qua bài viết trên, chúng ta cũng hiểu được những nguyên nhân gây nên mụn sẽ giúp bạn có những biện pháp phòng ngừa và thiết kế cho bản thân một chu trình chăm sóc da mụn khoa học. Chúc các bạn sẽ lấy lại làn da mịn màng, tươi sáng nhé.

 

(*) Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, được tổng hợp từ nhiều tạp chí uy tín trong nước và quốc tế. Vui lòng tham vấn ý kiến của các chuyên gia/ bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng. Nguồn tham khảo:

Vì sao da dầu lại dễ bị mụn và giải pháp nào để khắc phục? – https://dalieudhyd.vn/vi-sao-da-dau-lai-de-bi-mun-va-giai-phap-nao-de-khac-phuc

Mụn do rối loạn nội tiết tố: Nguyên nhân & Cách điều trị tận gốc – https://hellobacsi.com/da-lieu/tri-mun/mun-do-roi-loan-noi-tiet-to/

Hướng dẫn cách dùng sữa rửa mặt sạch sâu, hiệu quả – https://paulaschoice.vn/cach-dung-sua-rua-mat.html

HOW TO SAFELY EXFOLIATE AT HOME – https://www.aad.org/public/everyday-care/skin-care-secrets/routine/safely-exfoliate-at-home

ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI DA THIẾU ẨM? – https://www.muradvietnam.vn/dieu-gi-xay-ra-khi-da-thieu-am[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *