Dù ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào thì một làn da căng mướt sẽ luôn khiến bạn trông tươi trẻ hơn rất nhiều. Độ ẩm đóng giữ một vai trò quan trọng nói lên tình trạng sức khỏe của làn da. Khi da khỏe và đủ độ ẩm thì các vấn đề về da như mụn, nám, tàn nhang, nếp nhăn sẽ được kiểm soát dễ dàng. Nhưng nếu không may gặp phải các biểu hiện da bong tróc hay nứt nẻ thì thông thường các vấn đề này đều là cảnh báo của hiện tượng da bị mất nước. Lúc này đây, bạn cần một sản phẩm tốt chứa các thành phần dưỡng ẩm an toàn sẽ là “trợ thủ đắc lực” giúp bạn chăm sóc da hiệu quả. Trong này viết này, hãy cùng GUO giải mã các Thành Phần Dưỡng Ẩm Trong Mỹ Phẩm phổ biến hiện nay nhé!
Thông tin bài viết
7 Dấu hiệu của da mất nước cần dưỡng ẩm
Da bị khô, nứt nẻ: Đây là tình trạng da mất nước nghiêm trọng nhất. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do sự thay đổi môi trường sinh hoạt, làm việc hoặc do chế độ ăn uống… Khi da khô đến mức nứt nẻ, bạn sẽ cảm tưởng như chỉ cần một chuyển động mạnh sẽ xé toạc làn da.
Da bị xỉn màu, mệt mỏi: Da mất nước sẽ thiếu độ sáng khiến làn da trông nhợt nhạt, xỉn màu, thiếu sức sống.
Da bong tróc: Đây cũng là dấu hiệu của thiếu độ ẩm nghiêm trọng. Da mất nước trong thời gian dài có thể khiến bề mặt da khô khốc dẫn đến bong tróc từng mảng vảy và ửng đỏ.
Da bị căng và ngứa: Nếu một làn da khỏe mạnh được cấp nước đầy đủ sẽ căng bóng, mịn màng thì da khô cũng căng nhưng đi kèm với biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu ở các vùng như gò má, trán, mép môi.
Da nổi mụn: Nhiều người nghĩ rằng chỉ có da dầu mới nổi mụn, nhưng thực tế thì da mất nước cũng khiến bạn lên mụn. Lúc này, lớp màng lipid bảo vệ da bị phá vỡ, buộc da phải tiết nhiều dầu hơn để bổ sung độ ẩm. Dầu lênh láng trên mặt cộng thêm bụi bẩn từ bên ngoài dễ khiến lỗ chân lông bị bít tắc, hình thành mụn.
Da có nếp nhăn sâu: Giống như cây thiếu nước thì lá sẽ héo, da mất nước cũng sẽ xuất hiện nếp nhăn sâu. Về lâu về dài, các nếp nhăn này càng sâu và nhiều hơn rất khó để loại bỏ.
Da dễ bị kích ứng: Như đã nói, da mất nước sẽ trở nên ốm yếu, khô héo và mệt mỏi. Bởi sa sút về sức khỏe nên bạn đừng kỳ vọng rằng chúng sẽ khỏe mạnh chống chọi lại các loại khí hậu, môi trường. Cũng lúc này, bạn sẽ thấy da không hề đáp ứng tốt các loại mỹ phẩm mà dễ xảy ra kích ứng, dị ứng hơn thông thường.
Danh sách Thành Phần Dưỡng Ẩm Da trong mỹ phẩm hiện nay
Nhiều bạn vẫn nghĩ rằng da mất nước với da khô là một. Nhưng hiểu nôm na thì da mất nước không hẳn là làn da bị thiếu ẩm, mà là khả năng lưu giữ nước của da kém. Trong khi da khô là một làn da thiếu dầu hoặc lớp lipid kém. Đối diện với tình trạng da mất nước liên tục, bạn cần tìm đến giải pháp dưỡng ẩm; còn da khô thì cần cấp ẩm. Các sản phẩm có nhãn “Moisturizer” hoặc “Moisturizing” là sản phẩm dưỡng ẩm hoặc có chứa các thành phần dưỡng ẩm sau:
THÀNH PHẦN DƯỠNG ẨM | |
Cơ chế | Thành phần trên nhãn |
Cấp ẩm | Butylene glycol |
Glycerin, glycerol | |
Hexylene glycol | |
Hyaluronic acid | |
Hydrolyzed glycosaminoglycan | |
Lactic acid | |
Propylene glycol | |
Sorbitol | |
Sodium acetylate hyaluronate | |
Sodium hyaluronate | |
Urea | |
Tăng khả năng giữ nước của da | Glycolic acid |
Lactic acid | |
Giảm mất nước qua da | Dimethicone |
Lanolin (mỡ cừu) | |
Mineral oil (dầu khoáng) | |
Petrolatum | |
Alpha tocopherol Tocopherol, Tocopheryl accetate, Tocopheryl linoleate, Tocotrienols, Tocopheryl succinate (Các thành phần trong nhóm vitamin E) | |
Các loại dầu và bơ thực vật | |
Phục hồi thế trận nội bào | Ceramide |
Cholestrerol | |
Isohexadecan | |
Lanolin (mỡ cừu) | |
Niacinamide (Vitamin B3) | |
Squalene | |
Alpha toocopherol, Tocopherol, Tocopheryl acetate, Tocopheryl linoleate, Tocotrienols, Tocopheryl succinate (Các thành phần trong nhóm vitamin E) | |
Các loại dầu thực vật và bơ thực vật |
Danh sách Thành Phần Dưỡng Ẩm có trong mỹ phẩm phổ biến (2024)
Glycerin
Glycerin trong mỹ phẩm đem đến rất nhiều lợi ích trong việc chăm sóc da. Nổi bật nhất phải kể đến là khả năng giữ độ ẩm và đem đến một làn da tươi trẻ, khỏe mạnh. Glycerin giúp giảm sự xuất hiện của nếp nắp, giữ cho da trông mịn màng, mềm mại. Bên cạnh đó, Glycerin cũng làm chậm quá trình bay hơi nước trên da, giúp giữ ẩm và cho da ngậm nước.
Hyaluronic acid
Hyaluronic Acid (HA) mang đến làn da đầy sức sống bởi chúng giúp cung cấp độ ẩm cần thiết, cho da siêu mềm mại và căng mọng. Đảm bảo làn da được ngậm đủ nước, giảm thiểu nếp nhăn bất kể là nếp nhăn sâu. HA phù hợp với mọi loại da, kể cả da nhạy cảm, da dầu hay da dễ nổi mụn. Theo nghiên cứu mới nhất còn nhận thấy khả năng chống oxy hóa của HA. Những phân tử này là “lá chắn” chống lại gốc tự do từ ô nhiễm và các tác nhân gây hại khác lên da.
Lactic acid
Lại là một hoạt chất đa năng khác trong mỹ phẩm – Lactic acid được biết đến là một loại AHA với công dụng tẩy da chết giúp loại bỏ các lớp da sừng già cỗi, kích thích sản sinh tế bào da mới, giúp cải thiện da khô ráp, sần sùi. Ngoài ra, Lactic Acid còn được đánh giá cao khả năng làm mờ vết thâm do mụn, làm sáng da, đều màu da, cải thiện các dấu hiệu lão hóa. Và điểm nổi bật không thể không kể đến là Lactic Acid có khả năng ngậm nước cao hơn so với các loại AHA khác. Do đó, lactic acid giúp cấp ẩm và dưỡng ẩm cho da tốt hơn. Lactic acid kích thích sản sinh ceramides – một thành phần giúp duy trì hàng rào bảo vệ da, giúp da khỏe mạnh hơn, đặc biệt là da khô và da nhạy cảm.
Ceramide
Ceramide là một trong những thành phần quan trọng quyết định một làn da đẹp. Là một trong ba loại lipid tham gia cấu thành nên lớp màng trên bề mặt da, Ceramide chiếm khoảng 40-50% lipid ở lớp ngoài cùng của da, phần còn lại là cholesterol và các acid béo tự do. Ceramide nổi tiếng với công dụng chống lão hóa da, ngoài ra thì chúng còn được mệnh danh là “chìa khóa” giữ ẩm vô tuyệt vời cho da. Khi thẩm thấu vào da, ceramide giúp ngăn cản sự thoát nước, duy trì độ ẩm ở độ lý tưởng cho da bạn trở nên khỏe mạnh hơn.
Mineral oil (dầu khoáng)
Bên cạnh nhiều “đồn đoán xấu” thì dầu khoáng vẫn có nhiều lợi ích cho làn da phải kể đến như khóa ẩm cho da, tạo ra một lớp bảo vệ ngăn cách làn da với môi trường bên ngoài. Nhờ đó mà da của bạn sẽ được khóa ẩm và bảo vệ khỏi các tác nhân xấu. Mineral oil còn làm mềm da, giúp da không bị nứt nẻ; cải thiện kết cấu mỹ phẩm và thúc đẩy lành tổn thương trên da nhanh hơn.
Tổng kết
Không riêng gì da khô mới dưỡng ẩm mà mọi làn da nếu muốn duy trì độ ẩm cần thiết, ngăn tình trạng thoát nước ở da thì dưỡng ẩm chính là bước skincare cực kỳ quan trọng. Da được cấp ẩm, dưỡng ẩm đúng liều lượng và đúng cách thì mới căng bóng, sáng khỏe được. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của GUO đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu rõ hơn về Thành Phần Dưỡng Ẩm để có thể chọn được cho mình sản phẩm phù hợp nhất nhé!
(*) Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, được tổng hợp từ nhiều tạp chí uy tín trong nước và quốc tế. Vui lòng tham vấn ý kiến của các chuyên gia/ bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng. Nguồn tham khảo:
Dưỡng Da Trọn Gói – Tác giả Đỗ Anh Thư & Phạm Hương Thủy
https://www.verywellhealth.com/understanding-moisturizer-ingredients-1069549
https://www.insider.com/guides/beauty/best-moisturizer-ingredients