[Mới nhất] Bảng Thành Phần Làm Dịu Da, Kháng Viêm hiệu quả (2024)

Mỹ phẩm bạn lựa chọn có chứa thành phần gây kích ứng là nguyên do phổ biến dẫn đến việc tổn thương trên da. Thông thường, kích ứng là hiện tượng nhanh đến, nhanh đi. Sử dụng các sản phẩm làm dịu da sẽ cho kết quả từ tức thì cho đến sau vài ngày. Tuy vậy, lúc này đây làn da bạn đang ở trạng thái “yếu ớt”, đòi hỏi bạn kéo dài quá trình làm dịu trong một thời gian, cùng với đó là tăng cường sức khỏe cho da của bạn. Để giúp bạn giải quyết tình trạng kích ứng, nhạy cảm ở da; trong bài viết này, mời các bạn cùng GUO tìm hiểu về bảng thành phần làm dịu da, kháng viêm cho da có trong mỹ phẩm tốt nhất hiện nay!

Danh sách Thành Phần Làm Dịu Da có trong mỹ phẩm hiện nay

Dưới đây là bảng thành phần làm dịu, kháng viêm da thường có trong mỹ phẩm:

THÀNH PHẦN LÀM DỊU DA (KHÁNG VIÊM)
Thành phần trên nhãnTên thông dụng
Allantoin
Aloe barbadensisAloe vera (lô hội/nha đam)
Arctium lappaBurdock root (rễ ngưu bàng)
Bisabolol
Calendula offcinalisCalendula (cúc vạn thọ)
Camellia sinensisGreen tea (trà xanh)
Chamomilla recutita,
Anthemis nobilis
Chamomile (cúc La Mã)
Chrysanthemum partheniumChrysanthemum, Feverfew (cúc thanh nhiệt)
Colloidal avena sativaColloidal oatmeal (bột yến mạch)
(yến mạch được nghiền thành dạng bột rất mịn để có thể tạo thể keo khi gặp nước. Không phải dạng bột yến mạch thực phẩm thông thường)
Cucumis satinusCucumber (dưa leo/dưa chuột)
Curcuma longaTumeric/curcumin (nghệ)
Dexpanthenol/
D-panthenol
Pro-vitamin B5 (tiền vitamin B5 – bôi ngoài da sẽ không trở thành vitamin B5)
Epibolium angistifoliumWillow herb (cây liễu thảo)
Glycrrhiza glabaLicorice root (rễ cam thảo)
LicohalconeLicochalcone (một chất tách từ rễ cam thảo)
Melaleuca alternifoliaTea tree (tràm trà)
Mirabilis jalapaMirabilis (cây hoa phấn)
NiacinamideVitamin B3
Ocimum basillicumBasil (húng quế)
Oenothera BiennisEvening primrose (anh thảo đêm)
Oryza sativaRice bran (màng cám gạo)
Prunus amygdalus dulcisSweet almond (hạnh nhân ngọt)
Rosa Damascena Flower DistillateRose water (sản phẩm thu được từ quá trình chưng cất hoa hồng, sau khi tách tinh dầu. Không phải là sản phẩm “nước hoa hồng” trên thị trường)
Thymus vulgarisThyme (cỏ xạ hương)
Trifolium pratenseRed clover (cây ba lá đỏ)

Danh sách Thành Phần Làm Dịu Da, Kháng Viêm trong mỹ phẩm (2024)

Aloe vera (lô hội/nha đam) làm mát, dịu da kích ứng

Chiết xuất lô hội (nha đam) được mệnh danh như “thần dược” giúp giảm viêm và tăng hydrat hóa bằng cách tăng độ ẩm cho da. Ngoài khả năng làm dịu mát và cấp ẩm hiệu quả, một số hoạt chất có trong Aloe Vera còn hỗ trợ làm lành vết thương, kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Cũng nhờ đặc tính này, lô hội được khuyến khích sử dụng cho những làn da bị kích ứng, dị ứng hoặc da nhạy cảm.

Thành phần làm dịu da Allantoin

Allantoin thường được tìm thấy trong các thực vật như củ dền, hoa cúc, mầm lúa mì, đặc biệt là trong loại lá Liên mộc. Allantoin được biết đến với những đặc tính nổi bật như dưỡng ẩm, làm dịu và đem đến làn da mịn màng. Ngoài ra, Allantoin còn thúc đẩy lành vết thương nhanh, chống lão hóa cho da cực kỳ hiệu quả.

Chamomilla recutita (Hoa cúc La Mã) làm dịu nhanh trên da

Chiết xuất hoa cúc đã được chứng minh có chứa các hợp chất giúp giảm khó chịu trên da. Cúc La Mã chứa đến 5 hợp chất bao gồm: Axit Oleanic, Lupeol, Quercetin, α Amyrin và β Amyrin đem đến công dụng chống oxy hóa, làm dịu và giảm kích ứng da. Các nhà nghiên cứ còn phát hiện rằng các hợp chất như rutin, narcissin trong loại thực vật này đều có tác dụng tái tạo và làm dịu chứng viêm sưng. Làm dịu vết bỏng nhanh chóng tương đương với nha đam.

D-panthenol (Pro-vitamin B5) giảm kích ứng da

Dexpanthenol hay D-panthenol cũng là một chất dưỡng ẩm cho làn da để điều trị, ngăn ngừa tình trạng da khô, rạn da, nứt nẻ, bong tróc. Dexpanthenol giúp làm mềm da và giảm ngứa ngáy khó chịu hoặc dị ứng nhẹ. Thông thường, Panthenol sẽ được dùng dưới dạng thể lỏng, hơi nhớt và dính. Nhưng khi Panthenol được dùng ở dạng bột màu trắng thì chúng được gọi với nhiều cái tên khác như Dexpanthenol, Pantothenic, D-pantothenol hoặc provitamin B5.

Hoạt chất Niacinamide (Vitamin B3) làm dịu da hiệu quả

Một lần nữa, Niacinamide chứng minh cái danh “Hoạt chất vàng trong làng mỹ phẩm” là không hề nói quá. Niacinamide là hợp chất lành tính có thể sử dụng cho cả da nhạy cảm, kể các các làn da bị rosacea. Niacinamide đối với các làn da bị kích ứng sẽ đem đến công dụng như kháng viêm, tăng cường độ ẩm, thúc đẩy quá trình tổng hợp Collagen và Ceramides, giúp củng cố lớp màng hydrolipid và làm da đàn hồi, săn chắc hơn.

Thành phần làm dịu da phổ biến trong mỹ phẩm

Thành phần làm dịu da phổ biến trong mỹ phẩm

Cách phục hồi làn da bị kích ứng, dị ứng

Dù không mong muốn, nhưng nếu chẳng may dùng nhầm phải các sản phẩm có chứa thành phần dễ gây kích ứng hoặc bị kích ứng bởi bất kỳ nguyên nhân nào, thì dưới đây là quy trình chăm sóc da mà GUO chia sẻ đến bạn:

› Bước 1: Ngừng thoa sản phẩm khi có cảm giác châm chích, nổi mẩn đỏ, đau rát…

› Bước 2: Dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ nhất, ưu tiên sản phẩm có thành phần làm sạch từ thiên nhiên, không chứa hạt scrub để làm sạch da

› Bước 3: Dùng toner không chứa cồn để tái cấp ẩm cũng như cân bằng da

› Bước 4: Nếu ở tình trạng kích ứng nhẹ, bạn có thể dùng các sản phẩm tinh chất có công dụng chính là dưỡng ẩm, phục hồi và tái tạo da để giúp làm dịu da kích ứng.

› Bước 5: Dưỡng ẩm với các sản phẩm dưỡng có kết cấu mỏng nhẹ để tránh gây bí da. Và đừng quên bôi kem chống nắng vào ban ngày bởi ánh nắng mặt trời có thể khiến da tăng kích ứng, dị ứng.

Đối với một số trường hợp da bị kích ứng với hoạt chất treatment nặng như AHA, BHA, Retinol, Tretinoin hoặc biểu hiện kích ứng nặng hơn là da khô căng, nứt nẻ lộ đường gân máu thì tốt hơn hết bạn nên đến các phòng khám da liễu gần nhà để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tổng kết

Thành phần làm dịu da trong mỹ phẩm

Thành phần làm dịu da trong mỹ phẩm

Thực chất, làm dịu da, kháng viêm không khó như bạn nghĩ. Chỉ cần bạn biết lắng nghe làn da và có tìm hiểu về bảng thành phần làm dịu da, kháng viêm để có thể chọn được sản phẩm an toàn, phù hợp với nhu cầu làn da lúc bấy giờ. Trên đây là một số thông tin về thành phần gây kích ứng da, cũng như cách chăm sóc tái tạo làn da bị kích ứng mà GUO đã gợi ý cho bạn. Hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công nhé!

 

(*) Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, được tổng hợp từ nhiều tạp chí uy tín trong nước và quốc tế. Vui lòng tham vấn ý kiến của các chuyên gia/ bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng. Nguồn tham khảo:

Dưỡng Da Trọn Gói – Tác giả Đỗ Anh Thư & Phạm Hương Thủy
https://www.paulaschoice.com/expert-advice/skincare-advice/sensitive-skin/skin-soothing-ingredients.html
https://www.dermaessentia.com/blogs/knowledge/skin-care-products

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *