Thông tin bài viết
Mỹ phẩm organic hay Mỹ phẩm hữu cơ là gì?
Hữu cơ organic là phương thức canh tác hòa hợp với thiên nhiên, mang lại nhiều lợi ích cho động vật hoang dã, xã hội và thế giới tự nhiên. Nông dân và doanh nghiệp được chứng nhận hữu cơ làm việc theo một bộ tiêu chuẩn nghiêm ngặt, để đảm bảo rằng các thành phần và sản phẩm của họ duy trì sức khỏe cho:
♥ Động vật hoang dã và thiên nhiên
♥ Loài vật
♥ Thổ nhưỡng
♥ Con người
Mỹ phẩm hữu cơ organic là mỹ phẩm có ít nhất 70% thành phần từ nguồn gốc nông nghiệp được trồng, thu hoạch và chế biến theo cách phù hợp với các tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đề ra. Ngoài ra, USDA cho phép ba loại nhãn hữu cơ:
» 100% hữu cơ : nghĩa là 100% sản phẩm được sản xuất từ các thành phần hữu cơ.
» Hữu cơ : nghĩa là ít nhất 95% sản phẩm được sản xuất từ các thành phần hữu cơ.
» Được làm bằng các thành phần hữu cơ : có nghĩa là ít nhất 70% sản phẩm được sản xuất từ các thành phần hữu cơ.
Bảng tham khảo thương hiệu mỹ phẩm hữu cơ organic 2024
Những hiểu lầm về mỹ phẩm hữu cơ organic
Mỹ phẩm hữu cơ organic rất đắt tiền?
Để tạo nên một mỹ phẩm hữu cơ đạt chuẩn organic thì những thành phần phải trải qua quá trình kiểm nghiệm khắt khe từ quy trình trồng trọt, thổ nhưỡng, khí hậu, môi trường và người nông dân nuôi trồng theo hướng này sẽ phải vất vả hơn rất nhiều so với bình thường.
Bao bì ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuối cùng của sản phẩm. Ngoài ra, bao bì giúp bảo quản mỹ phẩm tốt hơn trong quá trình vận chuyển và sử dụng. Các tổ chức chứng nhận organic đều đưa ra các quy tắc bao bì đối với mỹ phẩm organic như:
◊ Chất liệu bao bì được phép sử dụng: Giấy, bìa, gỗ, thủy tinh, nhôm, PP, PE, PET, PLA
◊ Chất liệu bao bì không được phép sử dụng: Nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật, PS, PVC và các dẫn xuất, nhựa nhiệt rắn
Quy trình xin chứng nhận organic đòi hỏi rất nhiều về thời gian, công sức và chi phí từ doanh nghiệp. Ví dụ: với chứng nhận organic USDA, quy trình chứng nhận phải trải qua 5 bước như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp chọn một đại lý chứng nhận organic đã được USDA công nhận. Sau đó nộp đơn xin chứng nhận và chi phí cho đại lý này.
Bước 2: Đại lý chứng nhận xem xét đơn mà doanh nghiệp đã nộp.
Bước 3: Ban thanh tra sẽ tiến hành kiểm tra nơi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Bước 4: Phía đại lý xem xét báo cáo của thanh tra. Từ đó xác định xem doanh nghiệp có tuân thủ đúng các quy định organic USDA hay không.
Bước 5: Cuối cùng, nếu thấy doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định, đại lý sẽ cấp giấy chứng nhận organic cho doanh nghiệp
Những lý do đã nêu ở phía trên đã khiến cho mỹ phẩm hữu cơ organic mắc hơn so với mỹ phẩm thông thường rất nhiều nhưng bù lại là một sản phẩm lành tính, an toàn cho da.
Mỹ phẩm hữu cơ organic không gây dị ứng?
Theo các bác sĩ da liễu thì Mỹ phẩm hữu cơ organic không có nghĩa là hoàn hảo, là hợp với da của mọi người. Mỹ phẩm organic vẫn có thể gây dị ứng như bình thường. Tuy nhiên đây là dạng dị ứng với thực vật đặc thù, không phải dị ứng từ chất độc hại như hóa mỹ phẩm. Việc này giống như nhiều bạn dị ứng với đồ biển, có người dị ứng với cua biển, có người lại dị ứng với thịt gà vậy đó.
Mỹ phẩm thiên nhiên là mỹ phẩm hữu cơ organic?
Mỹ phẩm thiên nhiên là những sản phẩm chứa một số thành phần có sẵn ở môi trường thiên nhiên. Các thành phần đó có thể từ thực vật như thảo mộc, rễ cây, hoa và tinh dầu. Thành phần từ động vật như sáp ong, mỡ động vật và những khoáng chất từ thiên nhiên. Những thành phần này được kết hợp với các chất dẫn, chất bảo quản, chất tạo bọt, tạo độ ẩm, và chất nhũ tương để tạo ra mỹ phẩm.
Mặc dù trong mắt người tiêu dùng thì một mỹ phẩm thiên nhiên phải chứa 100% thành phần thiên nhiên nhưng thực tế lại không như chúng ta nghĩ. Vì không có luật lệ để định nghĩa về mỹ phẩm thiên nhiên nên chỉ cần chứa một vài phần trăm thành phần thiên nhiên thôi thì các hãng cũng có thể quảng cáo là “sản phẩm của tôi là mỹ phẩm thiên nhiên!”.
Đối với mỹ phẩm hữu cơ sẽ có kiểm định nghiêm ngặt hơn và lượng hữu cơ chứa trong các loại mỹ phẩm phải đạt được mức tiêu chuẩn 95% trở lên. Mỹ phẩm hữu cơ có nguồn gốc từ thiên nhiên đạt chuẩn kiểm định organic (không phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng) và là một bước phát triển cao hơn của mỹ phẩm thiên nhiên. Vì vậy mà mỹ phẩm thiên nhiên chưa phải là mỹ phẩm hữu cơ organic.
Ưu nhược điểm mỹ phẩm hữu cơ organic
Ưu điểm của mỹ phẩm hữu cơ
◊ Mỹ phẩm organic sở hữu chất lượng tốt, đảm bảo an toàn làn da với thành phần 100% tự nhiên.
Không chứa các chất như paraben, sunfat hay các hóa chất độc hại khác.
◊ Tránh được những tác động tiêu cực đến từ các chất tạo hương, tạo màu và chất bảo quản, vốn được sử dụng rất nhiều trong các loại mỹ phẩm làm đẹp công nghiệp.
◊ Các thành phần trong mỹ phẩm hữu cơ lành tính còn có thể thẩm thấu vào từng tế bào, giúp phòng chống được nhiều căn bệnh về da liễu có thể xảy ra cũng như lành tính cho da nhạy cảm.
Nhược điểm của mỹ phẩm organic
◊ Hạn sử dụng của mỹ phẩm organic ngắn vì không có chất bảo quản nên khi sử dụng, sản phẩm sẽ rất dễ bị hư và khó bảo quản lâu dài.
◊ Mỹ phẩm organic có tác dụng chậm hơn so với những loại mỹ phẩm truyền thống. Điều này tạo cho các bạn cảm giác như sản phẩm không mang lại hiệu quả. Nhưng khi sự sử dụng một thời gian thì bạn sẽ thấy được tác dụng hiệu quả ra sao.
◊ Mùi hương có thể không đa dạng và dễ chịu như những hương liệu tổng hợp từ sản phẩm truyền thống. Một số sản phẩm đôi khi được làm 100% từ thiên nhiên, nhưng mùi hơi khó chịu.
Top 11 thương hiệu mỹ phẩm hữu cơ organic được ưa chuộng năm 2024
1. Thương hiệu mỹ phẩm xanh sạch GUO (100% organic và thiên nhiên)
GUO thành lập từ năm 2015, do Founder Ngô Phạm Thu Thủy và được biết đến nhiều qua tên gọi GUO – Mỹ Phẩm Xanh Sạch; là một thương hiệu của người Việt và cho người Việt được chứng nhận bởi các tổ chức Sở Y Tế và Viện Quatest. GUO luôn đặt tiêu chí “Xanh” lên hàng đầu trong quá trình tuyển chọn nguyên liệu, nổi bật với các dòng mỹ phẩm được có thành phần thiên nhiên, hữu cơ phù hợp cho mọi làn da. Với sứ mệnh là mang đến cho mọi cô gái một vẻ đẹp an lành phía ngoài và niềm vui hân hoan từ phía trong, GUO xây dựng lên công thức sản phẩm hoàn chỉnh từ trong ra ngoài cùng tiêu chí dịu nhẹ và an lành.
Trong suốt 7 năm hình thành và phát triển, GUO đã mang đến khách hàng sự hài lòng khi trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng với cam kết:
› Luôn đặt tiêu chí “Xanh” lên hàng đầu trong quá trình tuyển chọn nguyên liệu. Chúng tôi hiểu rằng khởi nguồn của một sản phẩm tuyệt hảo là những nguyên liệu thanh sạch và an lành.
› Phục vụ tận tâm trên tinh thần cởi mở, chia sẻ và thấu hiểu. Bằng trái tim của mình, GUO mang đến sự hài lòng khi trải nghiệm sản phẩm cùng dịch vụ chăm sóc khách hàng. Và dịch vụ chăm sóc khách hàng có lẽ là khác biệt to lớn nhất khi so sánh GUO với các thương hiệu khác
Những sản phẩm bán chạy nhất nhà GUO bao gồm:
» Sữa Rửa Mặt Than Tre Tràm Trà GUO nổi bật với 6 KHÔNG: Không chất tạo bọt Sulfate (SLS/SLES) – Không hạt – Không chất tẩy rửa hóa học – Không kiềm – Không màu tổng hợp – Không xà phòng. Với thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, đặc biệt an toàn cho những làn da dầu mụn và da nhạy cảm. Cùng độ pH 5.5 giúp da được cân bằng sau rửa mặt. Đồng thời ngăn ngừa mụn hiệu quả với tràm trà và than tre hoạt tính. Da bạn sẽ cảm nhận được sự sảng khoái tươi mát sau khi rửa mặt.
» Toner Tràm Cúc GUO nằm trong bộ phục hồi, ngăn ngừa mụn, được nghiên cứu dành cho da nhạy cảm. Toner tràm cúc cấp ẩm mịn màng với da khô, kiểm soát dầu nhờn với da dầu, làm dịu da mụn và nhạy cảm nhờ trà xanh, hoa cúc, lá ổi, hoa sen có khả năng bảo vệ da giảm kích ứng. Nhờ bổ sung HA tăng hiệu quả căng mềm da, cấp nước, điều tiết dầu nhờn nhanh chóng mà không sử dụng Cồn. Đồng thời, toner giúp các dưỡng chất ở bước phía sau dễ dàng thẩm thấu sâu vào trong da hơn.
» Serum chấm mụn – ngừa mụn mờ thâm GUO giúp hỗ trợ ngăn ngừa các loại mụn hiệu quả . Tinh chất serum giúp thẩm thấu sâu vào da tối ưu, làm mát dịu và gom khô cồi mụn. Tạo cảm giác mát, dễ chịu khi thoa. Serum chấm mụn GUO là một sản phẩm chấm mụn giúp làm xẹp mụn sưng viêm, nhanh chóng gom cồi. Hỗ trợ các nàng trị mụn tốt hơn. Ngoài ra còn cung cấp dưỡng chất để da tái tạo mờ thâm sáng da không để lại sẹo.
Sữa Rửa Mặt Than Tre Tràm Trà GUO – Acne Solution Cleansing Cream GUO
100.000 ₫ – 190.000 ₫ Lựa chọn các tùy chọnNước Tẩy Trang B5 GUO – Calming Micellar Cleansing Water GUO sạch sâu, làm dịu da
49.000 ₫ – 109.000 ₫ Lựa chọn các tùy chọnKem Chống Nắng Đa Tầng GUO – Multi Protection Sun Cream SPF 50+ PA+++
Original price was: 380.000 ₫.280.000 ₫Current price is: 280.000 ₫. Thêm vào giỏ hàngTẩy Da Chết Hóa Học AHA/BHA GUO – Gentle Exfoliator
Original price was: 280.000 ₫.239.000 ₫Current price is: 239.000 ₫. Thêm vào giỏ hàng
2. Thương hiệu mỹ phẩm organic Tarte Cosmetics
Được biết đến như một thương hiệu mỹ phẩm hữu cơ organic đi đầu trong việc bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng. Với tiêu chí nói “không” tạo mùi các thành phần gây hại cao đối với sức khỏe và môi trường), Tarte luôn mang đến cho khách hàng những dòng sản phẩm sử dụng các thành phần thiên nhiên với hiệu suất cao nhất, cùng với những thiết kế bao bì bắt mắt và sang trọng.
Tarte cho ra mắt với các dòng sản phẩm như: mỹ phẩm trang điểm, mỹ phẩn chăm sóc da, tóc và cơ thể, các thành phần đã được chứng minh lâm sàng là lựa chọn thân thiện với người ăn chay và kết quả đã được kiểm nghiệm của người tiêu dùng.
3. Thương hiệu mỹ phẩm hữu cơ organic Living Nature
Living Nature thương hiệu mỹ phẩm hữu cơ
Living Nature – thương hiệu chăm sóc da tự nhiên đã được chứng nhận của New Zealand. Được thành lập vào năm 1981 bởi Suzanne Hall, người đã lấy cảm hứng từ những đặc tính chữa bệnh của các loài thực vật bản địa New Zealand để điều trị chứng bệnh trên da của chính bà.
Mỹ phẩm Living Nature là cái tên đi đầu trong danh sách những thương hiệu mỹ phẩm hữu cơ organic tốt nhất cho da, đặc biệt là da dầu. Thế mạnh của thương hiệu chăm sóc da đầu tiên từ New Zealand này là giải quyết mọi rắc rối đối với làn da luôn bóng dầu và đầy bã nhờn, đặc biệt chăm sóc da nhạy cảm một cách hoàn hảo.
Living Nature đã khai thác hết sự tinh khiết, khả năng nuôi dưỡng và chữa bệnh của các loài cây bản địa New Zealand. Một trong những “chiếc chìa khóa” để tạo nên các “thành phần vàng” của sản phẩm chính là mật ong Manuka, tinh dầu Manuka, Harakeke Flax Gel, Totarol, đất sét Hallosite, tảo bẹ Kelp,… Những đặc tính của các thành phần này được biết đến với khả năng chữa bệnh, thanh lọc và nuôi dưỡng cơ thể. Khi kết hợp với nhau, chúng tạo ra những sản phẩm chăm sóc da tự nhiên an toàn, tinh khiết và hiệu quả nhất thế giới.
Hiện nay, Living Nature là nhà phân phối lớn tại New Zealand và xuất khẩu đến 14 quốc gia trên thế giới. Living Nature phục vụ khách hàng New Zealand, Australia và phân phối sản phẩm đến các quốc gia khác như Anh, Hà Lan, Đức, Mỹ, Canada, Singapore, Malaysia, Việt Nam, Hàn Quốc và Hồng Kông,…
4. Thương hiệu mỹ phẩm organic Tata Harper
Là một thương hiệu còn khá trẻ trong ngành công nghiệp mỹ phẩm hữu cơ organic, tuy nhiên, Tata Harper đã nhanh chóng trở thành một trong những cái tên được nhiều tín đồ làm đẹp lựa chọn nhất. Nhắc đến Tata Harper, các nàng đều sẽ nhớ đến những dòng sản phẩm có thành phần sinh học hoạt tính tự nhiên với chiết xuất từ cây phỉ và củ cải đường được đựng trong các thiết kế chai màu xanh từ loại nhỏ nhất cho đến loại to nhất.
Ý tưởng thành lập thương hiệu mỹ phẩm riêng được Tata Harper nung nấu khi cha dượng của cô bị chẩn đoán ung thư da, và theo lời của bác sĩ thì ông có thể bị ảnh hưởng bởi các hóa chất tổng hợp có trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân.
Khi đó, Tata Harper đã tìm mua mỹ phẩm thiên nhiên, và phát hiện ra rất nhiều sản phẩm gắn nhãn “thiên nhiên” đều có chứa các chất hóa học tổng hợp. Đa phần các chất này đều có công dụng kéo dài hạn sử dụng, hoặc tạo kết cấu mềm xốp, nhanh thấm, dễ chịu, không nhờn rít khi thoa lên da.
Không thể tìm nổi một món mỹ phẩm vừa ưng ý, vừa chứa thành phần chất lượng, Tata Harper quyết định là mình sẽ tự tạo ra các công thức của riêng mình, sử dụng nguyên liệu đắt đỏ mà hiệu quả, lành tính, còn hơn là đụng chạm đến bất cứ thành phần hóa học tổng hợp nào.
5. Thương hiệu mỹ phẩm hữu cơ organic Inika
Chọn riêng cho mình tông màu đen sang trọng và cá tính, Inika – một đại diện đến từ Úc, không còn quá xa lạ đối với các cô nàng mê làm đẹp. Inika được biết đến là một trong những thương hiệu mỹ phẩm hữu cơ organic hàng đầu thế giới trong suốt nhiều năm qua.
Thương hiệu Inika cho ra mắt 2 dòng sản phẩm trang điểm và chăm sóc da, các sản phẩm 100% tự nhiên có hiệu quả và hoàn toàn không chứa chất tổng hợp từ công nghiệp. Dòng sản phẩm trang điểm được chiết xuất từ thực vật tinh khiết và các sắc tố khoáng chất phong phú, mang lại lợi ích cho làn da. Dòng sản phẩm chăm sóc da Phytofuse Renew ™ đã được thử nghiệm độc lập về hiệu quả lâm sàng trong việc chống lão hóa, dưỡng ẩm và làm săn chắc da.
Inika đã nhận được hơn 40 giải thưởng trong ngành cho sự xuất sắc và đổi mới của sản phẩm và hàng nghìn đánh giá 5 sao của người tiêu dùng.
6. Thương hiệu mỹ phẩm hữu cơ 100% Pure
Được Susie Wang thành lập (cùng em và bạn trai) vào năm 2005, sau khi chứng kiến rất nhiều vấn đề về chất lượng của các viện nghiên cứu mỹ phẩm, 100% PURE® ban đầu đại diện cho mong muốn của Susie về một nhãn hiệu chăm sóc da 100% tự nhiên, sản xuất từ những thành phần chất lượng tốt nhất, không chứa bất kỳ hóa chất nào có thể gây hại với người dùng.
Mỹ phẩm của 100% PURE® được nhuộm màu bằng quả tươi, rau xanh, trà và các thành phần thực vật khác chứa một lượng lớn các vitamins, chất chống oxy hóa quan trọng cũng như dưỡng chất giúp da khỏe mạnh.
Thay vì sử dụng polyme (nhựa lỏng) để phân phối các thành phần hoạt tính, 100% PURE® đã phát minh ra phương pháp “nano spinning”, điều khiển kích thước phân tử của các thành phần hoạt tính để thâm nhập sâu hơn vào da. 100% PURE® không sử dụng màu nhuộm hoặc hương liệu nhân toạ trong bất kì sản phẩm nào của họ.
Sau 13 năm, 100% PURE® sở hữu hơn 500 sản phẩm như dòng chăm sóc da và cơ thể, chăm sóc mẹ và bé và cả thực phẩm bổ sung. Không những thế100% PURE® đã xây dựng 12 trung tâm bán lẻ trên khắp nước Mỹ.
7. Thương hiệu mỹ phẩm organic PAI
Nếu bạn sở hữu một làn da cực kì nhạy cảm và e ngại trong việc tìm kiếm một sản phẩm chăm sóc da phù hợp, không gây kích ứng và hoàn toàn “organic”, PAI sẽ là một trong những ứng cử viên sáng giá.
Thương hiệu mỹ phẩm từ London này luôn chú trọng nghiên cứu và chăm sóc loại da nhạy cảm, từ thành phần chiết xuất thiên nhiên được chọn lọc khắt khe và trải qua công đoạn sản xuất nghiêm ngặt, PAI cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm tinh khiết nhất.
Các sản phẩm của thương hiệu Pai đều mang nhãn hiệu Soil Association kitte là 100% tự nhiên và ít nhất 70% thành phần (không chứa nước) được trồng và thu hoạch theo phương pháp hữu cơ không chứa thành phần biến đỏi gen.
8. Thương hiệu mỹ phẩm hữu cơ Burt’s Bees
Ra đời từ một trang trại nuôi ong nhỏ ở vùng Bắc Calorina ra đời vào những năm 1984, dòng sản phẩm của Burt’s Bee tập trung khai thác công dụng tuyệt vời từ sáp ong tự nhiên trong việc dưỡng ẩm, kháng khuẩn, làm chậm quá trình lão hoá…
Các sản phẩm của Burts Bees sẽ được sản xuất dựa vào các thành phần tự nhiên nhờ vào các công đoạn như chưng cất, ngưng tụ, khai thác, hấp nấu, áp lực và thủy phân để duy trì độ tinh khiết nhất của các thành phần. Ngoài ra, Burt’s Bees sẽ thiết lập các tiêu chuẩn tự nhiên cho mỗi sản phẩm dựa trên tỷ lệ phần trăm của các thành phần thiên nhiên trong sản phẩm đó. Đa phần nguyên liệu chủ yếu mà Burt’s Bees sử dụng là thành phần thiên nhiên, mà thành phần chính là sáp ong nên hoàn toàn an toàn đáp ứng được nhu cầu chăm sóc làm đẹp của nhưng bạn gái thích dùng mỹ phẩm organic.
Ngay từ khi ra mắt, Burt’s Bee nhanh chóng gây được ấn tượng với người tiêu dùng trên khắp thế giới bởi sự thành công của dòng sản phẩm dưỡng môi nổi tiếng Beewax Lip Balm. Đến nay, Burt’s Bee đã trở nên phát triển với sự đa dạng của hơn 200 mặt hàng về chăm sóc cơ thể, da mặt, cho cả em bé và nam giới. Với tiêu chí hoàn toàn từ thiên nhiên và thân thiện với môi trường và điểm cộng cho sự đa dạng về các dòng sản phẩm, Burt’s Bee sẽ là một lựa chọn rất đáng cân nhắc bạn nhỉ!
9. Thương hiệu mỹ phẩm hữu cơ organic Juice Beauty
Ra mắt năm 2005 tại California Mỹ, Juice Beauty là thương hiệu Mỹ Phẩm Hữu Cơ organic Cao Cấp tiên phong chứng minh được hiệu quả chăm sóc da bằng phương pháp hữu cơ. Với bảng thành phần xanh sạch được chứng nhận organic từ các Tổ chức uy tín hàng đầu Thế giới, Juice Beauty đã trở thành lựa chọn tin cậy được Bác sĩ Da liễu khuyên dùng cho Mẹ Bầu & Mẹ Sau Sinh và những người muốn dưỡng da không hóa chất.
Được chứng nhận chất lượng bởi USDA từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kì và COPA, Juice Beauty sử dụng nguyên liệu từ sản phẩm hữu cơ từ vùng nông trại organic West Coast và trải qua quá trình tinh chế nghiêm ngặt. Juice Beauty sử dụng Zinc Oxide hữu cơ thay cho thành phần hoá học trong kem chống nắng, cũng như AHA/BHA có gốc hữu cơ thay cho cồn, giúp làm dịu da và không gây kích ứng…
Có thể nói đây là dòng sản phẩm đáng tin cậy dành cho mọi loại da, lứa tuổi, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai và cho con bú, bởi Juice Beauty hiểu rõ: “60% thành phần dùng trong mỹ phẩm sẽ hấp thụ trực tiếp vào thai nhi trong chu kỳ mang thai của mẹ”.
10. Thương hiệu mỹ phẩm hữu cơ Botáni
Bà Barbara Filokostas thành lập thương hiệu Dược mỹ phẩm mang tên Botáni vào năm 1998. Năm 2001, Botáni lần đầu tiên cho ra đời sản phẩm serum dưỡng da tinh chất Olive – Olive Skin Serum và kem trị mụn – Rescue Acne Cream, trở thành những sản phẩm nền tảng xây dựng nên thương hiệu Dược mỹ phẩm Botáni nổi tiếng ngày nay. Botáni là một trong số ít các thương hiệu được TGA – Cục Quản Lý Dược của ÚC công nhận là thương hiệu Dược mỹ phẩm tiên phong trong khái niệm 100% nguồn gốc thực vật.
Với thành phần chủ yếu từ Olive Squalence – một hợp chất hữu cơ dễ dàng thẩm thấu sâu vào da, có tác dụng như hoạt chất chống oxy hoá, dưỡng ẩm tự nhiên, cùng với sự kết hợp các thành phần khác như cỏ đuôi ngựa, rau má, trà hương chanh… mà không có bất kì sự xuất hiện nào của chất hoá học hay hương màu nhân tạo.
11. Thương hiệu mỹ phẩm hữu cơ organic Origins
Origins là thương hiệu mỹ phẩm đến từ Mỹ, được thành lập vào năm 1990 bởi Leonard Lauder, con trai của Estée Lauder . Nó là một trong những thương hiệu ban đầu của Công ty Estée Lauder . Công ty được biết đến với các sản phẩm chăm sóc da tự nhiên của họ. Các dòng đáng chú ý bao gồm dòng sản phẩm “A Perfect World”. Origins cũng rất đáng chú ý vì đã hợp tác liên tục với Tiến sĩ Andrew Weil trong dòng sản phẩm của riêng ông nhắm vào làn da nhạy cảm và viêm nhiễm.
Các sản phẩm của Origin chiết xuất từ tinh dầu chiết xuất thiên nhiên, thành phần hữu cơ. Với khẩu hiệu nói không với paraben và các chất hoá học khắc nghiệt, Origin nhanh chóng gây được ấn tượng không chỉ với người tiêu dùng nội địa mà còn ở khu vực Châu Á và trên khắp thế giới bởi độ lành tính với các vấn đề về da dầu, mụn, cân bằng ẩm … thương hiệu mỹ phẩm organic
Sau 25 năm, thương hiệu Origins hiện có khoảng 1.400 cửa hàng trên toàn cầu và có kế hoạch mở rộng bằng cách mở khoảng 90 cửa hàng tại Trung Quốc.
Tiêu chuẩn để đạt được chứng nhận mỹ phẩm hữu cơ organic
Chứng nhận organic là một chứng nhận được cấp cho sản phẩm nhằm khẳng định sản phẩm đó là hữu cơ, tùy vào thành phần đạt được bao nhiêu phần trăm là hữu cơ theo từng quy định thì sẽ có chứng nhận tương ứng. Mỗi chứng nhận đều có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt từ hạt giống, nguồn nước, vùng đệm, độ đa dạng sinh học, vật liệu hay đầu vào hữu cơ…
Hiện nay ở Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành và công bố tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ quốc gia TCVN 11041:2017 gồm 3 tiêu chuẩn:
» TCVN 11041-1:2017 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
» TCVN 11041-2:2017 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 2: Trồng trọt hữu cơ
» TCVN 11041-3:2017 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ
Các chứng nhận cho mỹ phẩm hữu cơ organic
Một sản phẩm được dán nhãn là organic khi thành phần của nó chứa tối thiểu là 95% các thành phần hữu cơ, còn lại 5% chứa các thành phần khác. Như vậy thì dù trên nhãn có dán hữu cơ organic thì vẫn có thể chứa những thành phần khác với một hàm lượng thấp.
Cách tốt nhất để chắc chắn rằng một sản phẩm thực sự là hữu cơ đó là tìm kiếm một biểu tượng của một cơ quan chứng nhận độc lập có trên bao bì, chẳng hạn như:
♦ Tiêu chuẩn Cosmebio (Pháp – 2002): Cosmebio yêu cầu các sản phẩm phải chứa 95% thành phần từ nông nghiệp mới được công nhận là hữu cơ. 10% tổng trọng lượng của sản phẩm (bao gồm cả nước) phải là hữu cơ. Cho phép nhiều nhất 5% là thành phần tổng hợp. Cosmebio chỉ dành riêng cho các nhà sản xuất của Pháp và được chứng nhận bởi Eco-cert. Chứng nhận của Eco-cert có giái trị đối với các nhà sản xuất trên toàn thế giới.
♦ Tiêu chuẩn ECOCERT (Pháp – 2002): Eco-cert yêu cầu các sản phẩm phải chứa 95% thành phần từ nông nghiệp để được chứng nhận là hữu cơ. 10% tổng trọng lượng của sản phẩm (bao gồm cả nước) phải là hữu cơ. Cho phép nhiều nhất 5% là thành phần tổng hợp.
♦ Tiêu chuẩn Cosmos (EU – 2009) COSMOS là tiểu chuẩn kết hợp đầu tiên ở Châu Âu dành cho mỹ phẩm hữu cơ được tạo nên bởi 6 nhà chứng nhận đầu tiên tại EU. COSMOS yêu cầu các sản phẩm phải chứa 95% thành phần từ nông nghiệp mới được chứng nhận là mỹ phẩm hữu cơ. 20% tổng trọng lượng của sản phẩm (bao gồm cả nước) phải là hữu cơ. COSMOS cho phép sử dụng tối đa 5% thành phần tổng hợp.
♦ Tiêu chuẩn Soil Association (Anh -2002): Soil Association yêu cầu tất cả các sản phẩm được chứng nhận của tổ chức này phải thể hiện tỉ lệ hữu cơ trên nhãn sản phẩm. Một sản phẩm được gọi là hữu cơ khi sản phẩm đó phải chứa 95% thành phần hữu cơ. Sản phẩm được ghi là “made with organic X” (làm từ hữu cơ X) phải chứa tối thiểu 70% thành phần hữu cơ. Soil Association không tính thành phần nước trong sản phẩm nhưng nếu nước được dùng để tạo ra 1 thành phần nào đó (chẳng hạn như nước gốc thực vật floral water) thì trọng lượng của nước so với trọng lượng của loại thực vật được sử dụng sẽ quyết định tỉ lệ hữu cơ . Phương pháp này nhằm ngăn ngừa việc các nhà sản xuất làm tăng tỉ lệ thành phần hữu cơ trong sản phẩm của mình bằng nước gốc thực vật.
♦ PGS Vietnam: Tổ chức chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam, cung cấp chứng nhận cho các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ như: rau hữu cơ, thịt lợn hữu cơ. Vào năm 2004, Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ (IFOAM) chấp nhận PGS là một hệ thống đảm bảo có giá trị cho các sản phẩm hữu cơ đặc biệt là cho thị trường nội địa. IFOAM sau đó đã lập ra một ban chuyên trách để phát triển phương pháp PGS cụ thể hơn. Với sự hỗ trợ của các thành viên trong ban chuyên trách này, dự án ADDA- VNFU đã giới thiệu ý tưởng PGS tới các nhà sản xuất, thương lái, người tiêu dùng mà dự án đang cùng làm việc cũng như với một số nhà nghiên cứu và các tổ chức phi chính phủ tại địa phương. Các đối tác đã đồng thuận chấp nhận thực hiện hệ thống PGS làm hệ thống đảm bảo cho sản phẩm hữu cơ của họ vào tháng 10/2008.
Thông qua những tổ chức chứng nhận hữu cơ này mà bạn có thể biết được:
〉Trong quy trình trồng trọt canh tác hữu cơ, người nông dân phải tuân thủ theo đúng các tiêu chuẩn sản xuất của tổ chức chứng nhận.
〉Khu vực trồng trọt, canh tác phải đúng theo các quy định mà tổ chức đề ra về nguồn nước, không khí và môi trường xung quanh.
〉Các loại phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng do các tổ chức đề ra dùng cho cây trồng hữu cơ.
Để có được chứng nhận organic là cả một quá trình tương đối khó khăn. Vì thế một số công ty chọn không xác nhận hữu cơ dù thành phần hữu cơ trong sản phẩm chiếm tỉ lệ cao.
Tổng kết
Bài viết trên đây đã tổng hợp hết 11 thương hiệu mỹ phẩm hữu cơ organic được ưa chuộng năm 2024. Dù lựa chọn thương hiệu mỹ phẩm nào thì các bạn cũng cần dựa vào thành phần an toàn và tính hiệu quả của thương hiệu đó cho tình trạng của làn da. Chúc bạn sẽ có được làn da tươi trẻ và mịn màng nhé.
(*) Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, được tổng hợp từ nhiều tạp chí uy tín trong nước và quốc tế. Vui lòng tham vấn ý kiến của các chuyên gia/ bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng. Nguồn tham khảo:
Tiêu chuẩn organic – Chứng nhận thực phẩm hữu cơ – https://thuvientieuchuan.org/tieu-chuan-organic/
Các chứng nhận mỹ phẩm hữu cơ tiêu chuẩn – https://livingnature.com.vn/chung-nhan-my-pham-huu-co
Cosmetics – Natural, organic, & conventional – https://www.canr.msu.edu/news/cosmetics-natural-organic-conventional[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]