Sự Thât Về Việc DÙNG VÀNG THỬ CHÌ Trong Son Môi

Son môi là vật bất ly thân của mọi chị/em phụ nữ chúng ta. Việc lựa chọn cho mình một thỏi son không chì an toàn là điều hiển nhiên. Có hàng trăm cách để kiểm tra một thỏi son có chì như dùng vàng thử chì trong son, dùng nhẫn bạc, dùng giấy bạc hoặc thậm chí dùng nước hay dùng lửa để đốt. Nhưng cuối cùng chỉ có một phương pháp duy nhất giúp bạn chọn cho mình một thỏi son không chì và an toàn thôi. Cùng GUO tìm hiểu về CHÌ trong SON MÔI được làm như thế nào nhé!

Vào thẳng vấn đề luôn nhé! Tất cả mọi người đều dùng vàng thử chì, và tất cả mọi người đều kỳ thị những loại son khiến vàng đổi màu. Thuỷ e rằng đây là hiểu lầm vĩ đại nhất và cũng là nỗi oan lớn nhất mà các thỏi son phải gánh chịu!

Tại Sao Dùng Vàng Thử Chì Là SAI

[eltdf_dropcaps type=”square” color=”” background_color=”#ff0000″]D[/eltdf_dropcaps]Dùng Vàng Thử CHÌ là một phương thức thử hoàn toàn sai khoa học, vô căn cứ và không được bất cứ cơ quan nào công nhận. Thử chì trong son là một quá trình thử nghiệm phức tạp. Cần làm trong phòng thí nghiệm nghiêm ngặt chứ không đơn giản chỉ dùng vàng thử chì.

Dùng vàng thử chì có chính xác không?

Dùng vàng thử chì có chính xác không?

Khi bạn làm nghiên cứu để đăng kí kiểm định như Thuỷ vẫn làm. Mẫu thử đạt yêu cầu cũng phải nặng ít nhất 10gr để phục vụ cho các xét nghiệm khác nhau. Chứ không thể chỉ quẹt lên tay rồi dùng vàng chà sát lên là kết luận. Để thử một hợp chất (ở đây là son môi) có chì hay không, không phải việc bạn có thể dễ dàng làm ở nhà thế đâu! Nếu mọi thứ đơn giản với chiếc nhẫn vàng/bạc như vậy. Thì ai trong chúng ta cũng trở thành nhà kiểm định mỹ phẩm mất rồi!

Vì sao lại có chuyện DÙNG VÀNG THỬ CHÌ trong son môi?

Theo những gì Thuỷ tìm hiểu và biết được. Thử nghiệm này là một mẹo nhỏ của một nhà luyện kim cổ đại xa xưa khi muốn thử nghiệm độ tinh khiết và độ tuổi của vàng bằng cách chà xát vàng lên một hòn đá có màu tối (thường là chứa chì ). Ngoài ra thử nghiệm này còn kiểm tra chất lượng của vàng. Tuy nhiên quá trình ngược lại là không đúng. Nó giống như việc Học Sinh đến trường phải mặc đồng phục. Nhưng không phải ai mặc đồng phục học sinh cũng là “Học Sinh”. Và điều tồi tệ hơn là có những kẻ lợi dụng phương pháp này!

Những kẻ lợi dụng phương pháp này chẳng phải ai xa lạ.. Nước bạn láng giềng của chúng ta thôi. Thuỷ biết điều này do hằng năm đều tham gia Triển lãm và hội chợ quốc tế chuyên ngành làm đẹp, mỹ phẩm ở quận 7. Nơi mà Thuỷ gặp các đối tác hoặc nhà sản xuất từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… Thuỷ biết được rằng có những Thỏi SON “trong trắng” khi thử nghiệm với vàng, nhưng không hề “trong sạch” khi nhìn vào nguyên liệu thành phần và giá thành rất rẻ. Công nghệ sản xuất Mỹ phẩm hiện nay thừa sức đánh lừa các “nhà kiểm định” tại gia.

[eltdf_button size=”small” type=”outline” text=”> Tham khảo các MÀU SON KHÔNG CHÌ <” custom_class=”” icon_pack=”font_awesome” fa_icon=”” link=”https://guo.vn/cua-hang” target=”_blank” color=”#ff0000″ hover_color=”” background_color=”#ff0000″ hover_background_color=”” border_color=”#ff0000″ hover_border_color=”” font_size=”” font_weight=”” margin=””]

 

[eltdf_product_list_carousel order_by=”date” order=”ASC” number_of_visible_items=”3″ slider_loop=”yes” slider_autoplay=”no” slider_navigation=”yes” slider_pagination=”no” number_of_posts=”9″ taxonomy_values=”muc-san-pham/vien-son-mau”]

Các cơ quan và báo chí quốc tế nói gì trong việc Dùng Vàng Thử Chì

1. Thoughtco.

No scientific explanation or proof has ever been offered to support the claim that contact with gold reveals the presence of lead in lipsticks”
Tạm dịch: Không có thí nghiệm khoa học hay chứng cớ nào đã được đưa ra để ủng hộ tuyên bố rằng việc chà sát với vàng cho thấy sự có mặt của chì trong son môi.

2. F.D.A – The Food & Drug Administration

“There’s no such thing as a “gold ring test” for lead in cosmetics”
Tạm dịch:
 Không có thí nhiệm nào dùng vòng vàng để kiểm tra hàm lượng chì trong mỹ phẩm!

Đâu Mới Là Điều Đáng Lo Ngại?

Đa số mọi người đều la làng mỗi khi thấy môi có vẻ thâm là do thỏi son chứa chì độc hại kia. Nhưng ở Viện Son Sạch, với vai trò Nhà điều chế mỹ phẩm, Thuỷ vẫn chưa thể tìm ở đâu bán “chì” để cho vô son. Và thực sự CHÌ cho vào son để làm gì?

Nhưng Thuỷ phát hiện ra một thứ độc hại khác khiến môi bạn ngày càng xấu xí, Nguyên Liệu Bẩn. Nguyên Liệu Bẩn Tạo Ra Những Thỏi Son Bẩn. Son Bẩn là son cận date, son giả hoặc sử dụng phẩm màu hoặc hoá chất độc hại/kém chất lượng để giúp màu son bám lỳ trên môi và giảm giá thành sản xuất. Son Bẩn ngày càng tinh vi và nguy hiểm vì Son vẫn rất thơm dù hết hạn do chất tạo mùi hoá học, và ngày cả khi dùng VÀNG thử chì thì cũng không thấy các vệt đen đen như lúc trước.

Nếu bạn thực sự muốn kiểm nghiệm hàm lượng CHÌ hoặc các kim loại nặng, thì đây là những cơ quan bạn có thể đặt niềm tin:

Nếu bạn đã muốn mình đẹp hơn khi dùng son, hãy chọn một thỏi son chất lượng tốt, vì môi và miệng gần như là một. Nếu bạn có vô tình nuốt phải son thì hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.

Giấy Chứng Nhận Son Không Chì của Bộ Y Tế

Giấy Chứng Nhận Son Không Chì của Bộ Y Tế

Một vài lời khuyên khác từ Thuỷ

[eltdf_dropcaps type=”square” color=”” background_color=”#a4ca3f”]N[/eltdf_dropcaps]Có một lý do khiến cho việc môi thâm là va chạm và tụ máu. Môi rất mỏng manh, các thao tác thoa son hay mím môi với tần suất lớn có thể làm tổn thương môi của bạn. Vì thế nhẹ nhàng với đôi môi của mình nhé. Bạn cũng nên giảm tần suất sử dụng son màu. Nếu có thể thì hãy cho môi “thả rông” để môi có thể trao đổi chất và thở.

Luôn tẩy trang sau một ngày dùng son. Ưu tiên là các dòng tẩy trang không cồn (vì cồn làm mỏng da môi) hoặc dùng dầu tẩy trang organic chuyên dụng như của GUO – Viện Son Sạch nhé!

Cùng Chủ Đề…

#1. Sử Dụng Son Màu Nhiều Có Làm Môi Thâm Không?
—————————————————————————
#2. Son Dành Cho Bà Bầu – An Toàn Cho Cả Mẹ Và Bé
—————————————————————————
#3. Nguyên Nhân Làm MÔI BỊ THÂM Khiến Phụ Nữ Lo Lắng

Bài viết được xác minh và trích dẫn từ các nguồn uy tín Skinna - Grandpa's Garden - LaBambi - THC - Jewelrygenius

Organic – Lovely & Helpful ️
GUO Viện Son Sạch

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *