Công dụng chính: Trị mụn
Thuộc nhóm: Thành Phần Trị Mụn
Đánh giá thành phần cho bà bầu: [Chưa đánh giá]
Lưu ý khi sử dụng:
Dùng chấm mụn ở dạng cục bộ thay vì thoa toàn mặt
Sản phẩm:
Mô tả: Sulfur là một chất kích ứng da mạnh. Còn được gọi là lưu huỳnh cũng có độ pH cao, có thể khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn trên da. Lưu huỳnh có nhiều tác dụng tiêu cực hơn là tích cực đối với da và việc sử dụng nó để điều trị các vấn đề về da nên được xem là biện pháp cuối cùng nếu các thành phần khác (chẳng hạn như benzoyl peroxide, axit azelaic và axit salicylic) không hoạt động như bạn đã hy vọng.

Sulfur có tác động gì đối với mụn?
Sử dụng lưu huỳnh để điều trị mụn là một phương pháp điều trị tại chỗ. Không giống như các thành phần điều trị mụn trứng cá khác thì lưu huỳnh hoạt động tương tự giống như benzoyl peroxide và axit salicylic.

Khi sử dụng trên da, Sulfur có khả năng làm khô bề mặt da của bạn để từ đó giúp lấy đi dầu thừa không cần thiết trên da – nguyên nhân gây nên bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn trên da. Nó cũng làm khô các tế bào da chết để từ đó giúp hỗ trợ thông thoáng lỗ chân lông trên bề mặt da.

 

Sulfur trong mỹ phẩm

Sulfur trong mỹ phẩm

Sulfur (lưu huỳnh) là gì?

Lưu huỳnh – tên tiếng Anh là sulfur – là một nguyên tố tự nhiên có mặt tại nhiều vùng núi lửa trên thế giới. Lưu huỳnh có màu vàng đặc trưng, thường được tìm thấy ở cả dạng đơn chất hay trong khoáng chất sulfur và sulfate. Ở dạng tinh khiết, lưu huỳnh có trong khoáng chất như muối epsom (một loại muối rất tốt cho da mụn) hay thạch cao. Dạng thức được sử dụng rộng rãi nhất của hoạt chất này là acid sulfuric (H2SO4).

Khả năng ứng dụng của lưu huỳnh

Thời xưa, người La Mã tận dụng nước ấm chứa lưu huỳnh để tắm nhằm trị các loại mụn ngứa, vết ngứa trên bề mặt da. Với người Ai Cập cổ đại, họ tận dụng hoạt chất này bôi lên da để trị bệnh chàm. Còn ở Trung Quốc, người ta bỏ lưu huỳnh vào thuốc mỡ để dưỡng da, làm trắng da và giảm thâm nám. Tại một số nơi khác, sulfur còn được áp dụng trị nhiều vấn đề liên quan đến da như chứng rosacea, mụn ngứa, viêm da, gàu…

Có thể thấy rằng lưu huỳnh được tận dụng rất nhiều trong đa dạng ngành công nghiệp, không chỉ là làm đẹp. Ngày nay, trong công nghiệp mỹ phẩm, lưu huỳnh có mặt trong các sản phẩm trị mụn trứng cá dưới hình thức kem giảm mụn, thuốc chấm mụn, kem dưỡng trị mụn…

Công dụng của sulfur trong mỹ phẩm

1. Giảm thiểu khả năng nhiễm khuẩn

Lưu huỳnh có khả năng tiêu sừng, nghĩa là tiêu đi lớp da chết đã được đẩy lên trên bề mặt da. Chính vì thế, hoạt chất này có khả năng ngăn ngừa mụn, đặc biệt là mụn trứng cá. Khi thoa lưu huỳnh lên da, theo thời gian chúng bị oxy hoá rồi trở thành sulfurous acid. Loại acid này có tính kháng khuẩn nhẹ, hạn chế viêm sưng trên những nốt mụn.

2. Điều tiết bã nhờn

Làn da chúng ta sẽ thay mới mỗi tháng, đây là quá trình các tế bào già chết đi và được thay thế bởi tế bào trẻ trung và khoẻ mạnh hơn. Lớp tế bào già được đẩy lên bề mặt gọi là lớp sừng. Lớp sừng này khi kết hợp với dầu nhờn tiết ra từ lỗ chân lông mà không được làm sạch sẽ gây nên bít tắc khiến mụn hoành hành.

Công dụng của sulfur ở đây là làm khô tế bào sừng, hấp thụ bã nhờn tận sâu trong lỗ chân lông. Một khi lỗ chân lông đã thông thoáng sẽ không còn cơ hội cho vi khuẩn P.Acnes sinh sôi và gây mụn.

3. Tiêu diệt vi khuẩn

Không chỉ vi khuẩn gây mụn P.Acnes, các thể loại nấm men cũng là nguyên nhân tạo nên nhiều vấn đề về da và để lại vô số tổn thương bề mặt. Trong y học, sulfur là chất chuyên điều trị tình trạng da bị nấm men gây hại như viêm da tiết bã, chàm da mỡ (seborrheic eczema), viêm da đầu (seborrheic dermatitis), viêm nang lông…

4. Tẩy da chết

Tính bạt sừng của lưu huỳnh mang lại khả năng thúc đẩy bong tróc tế bào da chết. Kết hợp với chu trình dưỡng da hợp lý, khoa học và tẩy da chết nhẹ nhàng, các nốt mụn dần được cải thiện và bong ra nhanh hơn.

Cơ chế trị mụn của sulfur (lưu huỳnh)

Cơ chế trị mụn của lưu huỳnh tương tự như benzoyl peroxide. Chúng đều là chất oxy hoá, khi đi sâu vào da sẽ tạo môi trường có hại cho vi khuẩn khiến chúng không thể phát triển gây mụn. Quá trình lưu huỳnh trị mụn trên da diễn ra như sau:

– Làm khô tế bào sừng đã già có sẵn trên bề mặt da.
– Khiến lớp tế bào bong tróc ra khỏi lỗ chân lông, mở đường cho da được thở.
– Kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ giảm viêm sưng cho nốt mụn và vùng da xung quanh.

Với quá trình này, lưu huỳnh phù hợp với các loại mụn viêm sưng, mụn to có nhân mủ. Ngược lại, hoạt chất không có tác dụng với nhóm mụn không viêm bao gồm mụn cám, mụn đầu đen, mụn ẩn.

Nồng độ cho phép của sulfur (lưu huỳnh) trong mỹ phẩm

Thông thường, nồng độ lưu huỳnh có trong các loại mỹ phẩm gồm có:

Sản phẩm dạng kem mỡ hay xà phòng: 0.5%-2%
Sản phẩm dạng kem dưỡng hay sữa dưỡng: 2%-5%

Cách dùng các loại sản phẩm chứa lưu huỳnh ở nồng độ thấp khá đơn giản. Bạn chỉ cần làm sạch da với tẩy trang và sữa rửa mặt, sau đó chấm trực tiếp sản phẩm lên các nốt mụn. Riêng với nồng độ nhiều hơn 5%, bạn hãy nghe theo lời khuyên và hướng dẫn từ bác sĩ trước khi sử dụng nhé.

Độ an toàn của sulfur trên da

Khả năng kích ứng

Bản thân sulfur là hoạt chất trị mụn, đồng nghĩa rằng khả năng kích ứng là có thể xảy ra. Thậm chí trên thực tế, thành phần dưỡng da nào cũng có thể gây ra kích ứng, chỉ là khả năng cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào từng thành phần. Dấu hiệu nhận biết kích ứng mỹ phẩm thường là đỏ da ngay sau khi thoa, cảm giác mẩn ngứa, khó chịu. Để tránh tình trạng kích ứng lưu huỳnh, bạn hãy thực hiện patch test trước khi sử dụng nhé.

Khả năng dị ứng

Nặng hơn kích ứng, đôi khi tình trạng dị ứng sẽ xảy ra với một vài loại da. Bạn không thể chắc chắn rằng da mình có dị ứng với lưu huỳnh hay không trừ khi bạn thử nó trực tiếp. Một dấu hiệu cho thấy bạn có khả năng cao bị dị ứng sulfur là có tiền sử dị ứng sulfa. Các dấu hiệu dị ứng thường bao gồm phát ban, nổi mề đay, sưng mặt, thậm chí là khó thở. Ở trường hợp nặng, bạn cần dừng ngay sản phẩm và đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

Thay đổi sắc tố da

Trong một số trường hợp, dùng lưu huỳnh nồng độ cao có thể dẫn đến sự thay đổi về màu da. Vùng da được điều trị bằng lưu huỳnh có sắc tố màu trắng, màu xám và chúng sẽ ở trên da tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Ảnh hưởng đến thai nhi

Theo FDA, lưu huỳnh có thể gây tác động đến thai nhi khi thực hiện nghiên cứu trên động vật và chưa có kết quả nghiên cứu trên người. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng hoạt chất này để trị mụn.

Có nên kết hợp sulfur (lưu huỳnh) và các hoạt chất khác?

Kết hợp lưu huỳnh với vitamin B5

Vitamin B5 hay Pantothenic Acid là thành phần thuộc nhóm Vitamin tan trong nước. Đây là một chất vô cùng lành tính, thường được ứng dụng trong các loại mỹ phẩm giúp làm dịu da. Công dụng chính của Vitamin B5 là cung cấp độ ẩm, làm dịu và phục hồi da bị tổn thương, kháng viêm, giảm kích ứng, hỗ trợ ngăn ngừa lão hoá từ sớm.

Trong những hoạt chất trị mụn phổ biến, lưu huỳnh là chất tương đối nhẹ và ít khả năng gây bong da hơn Retinol và BHA. Dẫu vậy, sulfur vẫn cần dùng kèm với Vitamin B5 để tăng khả năng phục hồi, cung cấp thêm độ ẩm và giúp da được dịu lại. Một lớp kem dưỡng chứa Pantothenic Acid trước khi chấm mụn bằng lưu huỳnh là cực kỳ cần thiết.

Kết hợp sulfur với hyaluronic acid

Hyaluronic Acid (HA) vốn đã quá nổi tiếng trong ngành mỹ phẩm bởi khả năng cấp ẩm khủng đi kèm là độ lành tính cao. Đây cũng là đặc điểm chung của một số phân tử đường. Bản thân 1 gram Hyaluronic Acid có thể giữ được tận 6 lít nước, con số quá lớn nếu mang so sánh với bất kỳ thành phần cấp ẩm nào.

Công dụng chính của HA ngoài cấp nước còn giúp củng cố hàng rào bảo vệ da, hỗ trợ ngăn ngừa lão hoá sớm, mang lại làn da căng móng, mịn màng chuẩn Hàn. Chỉ cần nhìn vào làn da sử dụng HA thường xuyên, bạn sẽ thấy được ngay độ căng mọng và tươi trẻ.

Mang kết hợp Hyaluronic Acid với lưu huỳnh làm giảm tác động của hoạt chất trị mụn này lên bề mặt da. Lưu huỳnh có năng lực làm khô và bong tế bào sừng, nhưng nếu quá trình này diễn ra trên da thiếu nước có thể dẫn đến đỏ rát và bong tróc. Bạn có thể bổ sung HA vào kem dưỡng ẩm hoặc dùng riêng dưới dạng serum (nồng độ khoảng 1-1.5% HA).

Kết hợp sulfur với các chất làm dịu

Nếu bạn là fan của các thành phần dưỡng da chiết xuất thiên nhiên thì đây là lúc bạn được thoả mãn sở thích của mình. Các loại chiết xuất thực vật vốn được ưa chuộng trong ngành mỹ phẩm bởi nhiều dược tính khác nhau, làm dịu, cấp ẩm và hỗ trợ phục hồi da là một trong số đó.

♦ Chiết xuất hoa hồng (Rose extract): Nhóm các loài hoa thuộc họ nhà hoa hồng nói chung đều có khả năng cấp ẩm và làm mềm da. Bên cạnh đó, chúng còn làm dịu phần da bị mẩn đỏ, thô ráp, thiếu nước do chăm sóc chưa đúng cách.

♦ Chiết xuất cam thảo (Licorice Root extract): Trong chiết xuất cam thảo có chứa Liquiritin, chất này có đặc tính làm dịu, dưỡng ẩm cho da rất tốt. Liquiritin còn hỗ trợ chống lại quá trình lão hoá, để da luôn trong trạng thái hồng hào, căng mướt đủ ẩm. Dù sở hữu làn da thiên khô, thiên dầu hay nhạy cảm, bạn vẫn sử dụng được chiết xuất cam thảo hằng ngày.

♦ Chiết xuất cây phỉ (Witch Hazel extract): Chiết xuất cây phỉ được chứng minh có khả năng ức chế lên đến 27% đỏ da do kích ứng. Nhờ vào tannin và gallic acid, cây phỉ ngăn ngừa được các chất gây viêm xâm nhập vào tế bào để làm dịu và bảo vệ da bạn khỏi tổn thương.

Cách sử dụng sulfur an toàn trên da

1. Thực hiện patch test

♦ Kiểm tra phản ứng dị ứng:

Kiểm tra phản ứng dị ứng nên thực hiện ở vị trí đảm bảo hai điều kiện: nơi khó nhìn thấy (phòng khi dị ứng xảy ra) và gần nơi sử dụng sản phẩm.

Sau khi thoa lưu huỳnh lên nơi kiểm tra dị ứng, bạn hãy đợi khoảng 1 – 3 ngày. Trong suốt thời gian này, bạn không nên bôi thêm các sản phẩm khác đè lên nhằm xác định chính xác kết quả kiểm tra.

♦ Kiểm tra phản ứng kích ứng:

Vị trí thích hợp nhất để kiểm tra phản ứng kích ứng là nơi nhạy cảm nhất trên mặt và cơ thể. Tuỳ vào mỗi người, vị trí này có thể ở cằm, khoé mũi hay hai bên má sát với mang tai.

2. Lựa chọn nồng độ phù hợp

Không có con số cụ thể đưa ra rằng mỗi làn da sẽ phù hợp với bao nhiêu phần trăm lưu huỳnh trong mỹ phẩm. Tuy nhiên khi vừa bắt đầu và chưa từng dùng lưu huỳnh trước đó, hãy ưu tiên lựa chọn nồng độ thấp. 2 – 3% là con số tham khảo cho bạn trong giai đoạn này.

Khi đã quen với nồng độ thấp, bạn có thể đổi lên sản phẩm có nồng độ cao hơn để gia tăng hiệu quả. Nếu đã hài lòng với tác dụng hiện tại, bạn không nhất thiết phải tăng lên và cứ duy trì tiếp tục dùng sản phẩm.

3. Chỉ dùng sulfur trên nốt mụn

Lưu huỳnh (sulfur) không phù hợp với mụn ẩn, mụn cám hay mụn đầu đen diện rộng nên cũng chẳng có lý do để bạn thoa hoạt chất này lên toàn mặt. Thường được bảo quản ở dạng dung dịch có độ lắng, bạn cần một chiếc tăm bông nhỏ cho mỗi lần thoa để đảm bảo vệ sinh.

Câu hỏi thường gặp khi sử dụng lưu huỳnh trong mỹ phẩm

1. Mụn bị hở đầu có thoa sulfur được không?

Là hoạt chất chuyên trị mụn nhưng lưu huỳnh không nên thoa vào các nốt mụn đang bị hở đầu bởi chúng có thể gây đau rát. Bạn chỉ nên chấm cục bộ sulfur lên nốt mụn viêm sưng còn nguyên vẹn thôi nhé.

2. Những ai không nên dùng lưu huỳnh?

Đối tượng đầu tiên không nên sử dụng lưu huỳnh là phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Khi muốn trị mụn trong giai đoạn nhạy cảm này, bạn hãy chọn các hoạt chất lành tính hơn như tràm trà, AHAs, BHAs ở nồng độ thấp…

Đối tượng thứ hai không nên “đụng” đến sulfur là những ai bị bệnh thận hoặc có tiền sử dị ứng các hợp chất có chứa lưu huỳnh khác. Khả năng lọc kim loại của thận không tốt dễ dẫn đến tồn đọng lưu huỳnh trong cơ thể.

Top 8 sản phẩm trị mụn chứa sulfur (lưu huỳnh) hot nhất 2024

• Mario Badescu Drying Lotion
• Kate Somerville Eradikate Acne Spot Treatment
• Murad Blemish Spot Treatment
• DHC Spot Therapy
• Ciracle Red Spot Cream
• Dung dịch lưu huỳnh 5%
• Naruko Tea Tree Precious
• Bye Bye Blemish For Acne Drying Lotion

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *