Da dầu mụn nhạy cảm là một trong những làn da “đỏng đảnh” khó chiều và cần một chế độ chăm sóc đặc biệt. Để làm được điều đó hiệu quả, bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân và đặc điểm làn da này. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc chăm da dầu mụn nhạy cảm thì bài viết sau của GUO sẽ hướng dẫn chi tiết các bước skincare đơn giản mà hiệu quả nhất. Đừng bỏ lỡ nhé!
Thông tin bài viết
Nguyên nhân, đặc điểm và cách chăm sóc da dầu
Nguyên nhân da đổ dầu
Da dầu là loại da phổ biến của người châu Á. Nguyên nhân chủ yếu khiến da đổ dầu là do di truyền, khí hậu nóng ẩm, sự thay đổi hoocmon như dậy thì hay mang thai…
Đặc điểm da dầu
› Da mặt nhìn bóng nhờn, do việc hoạt động quá mức của các tuyến bã gây nên.
› Lỗ chân lông của bạn sẽ to ra, rõ hơn ở vùng chữ T (mũi, cằm và trán)
› Dễ bị nổi mụn viêm do bã nhờn được tiết ra quá mức, làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
› Da xuất hiện mụn đầu đen được tạo ra bởi bã nhờn dư thừa ở đáy nang lông của da.
› Da của bạn luôn cảm thấy nhờn rít
› Da có xu hướng xuống tông và xỉn màu khi về chiều
› Lúc nổi mụn cũng khó trị khỏi hơn một số nền da khác (vì bã nhờn, da chết, dầu thừa vốn là điều kiện lí tưởng để vi khuẩn P.Acnes phát triển).
Cách chăm sóc làn da dầu
1. Làm sạch tốt
– Dù có dùng kem chống nắng hay không bạn đều cần làm sạch da thật kĩ, nhất là khi có make up. Nguyên nhân là lượng dầu, lượng chất dơ, cặn kem chống nắng và make up đọng lại trên da kết hợp cùng vi khuẩn rất dễ gây mụn.
– Bên cạnh đó, double cleansing (tẩy trang + sữa rửa mặt) hay triple cleansing (tẩy trang dầu + tẩy trang nước + sữa rửa mặt) là vô cùng cần thiết để đảm bảo nang lông được sạch sâu. Chất lượng sản phẩm khi tẩy trang cũng rất quan trọng để vừa làm sạch tốt mà không gây hại đến hàng rào bảo vệ da.
+ Với sữa rửa mặt, bạn nên ưu tiên loại làm sạch tốt nhưng dịu nhẹ, pH càng gần với pH tự nhiên của da càng tốt.
+ Với nước tẩy trang, dầu tẩy trang ngoài làm sạch tốt thì ưu tiên sản phẩm có thành phần dưỡng ẩm để da không bị khô căng sau khi dùng.
2. Kiểm soát lượng dầu trên da
– Trước tiên bạn cần nắm rõ là da nhiều dầu không thể chuyển sang hết dầu hay từ da dầu sang da thường, da khô chỉ nhờ skincare, mà thực chất mỹ phẩm chỉ giúp da đỡ tiết dầu ồ ạt và cung cấp đủ ẩm. Nhiều bạn hay hiểu lầm da dầu không cần dưỡng ẩm vì đã thừa ẩm, sợ bí bách nổi mụn. Nhưng không, da dầu vẫn cần dưỡng ẩm vì khi da đủ ẩm sẽ hạn chế tiết dầu hơn đó.
– Khi dưỡng ẩm với toner, thay vì các loại có kết cấu sánh đặc, bạn có thể thay bằng toner dạng lỏng có thành phần cấp nước tốt như HA, Glycerin,…
– Khi dùng kem dưỡng cho da mụn, bạn hãy ưu tiên loại có nền kem gốc nước để dễ thấm, dễ ráo và không chứa thành phần dễ gây bí tắc nang lông như silicone không bay hơi, dầu khoáng, các loại bơ đậm đặc,… Tốt hơn nên chứa thành phần hỗ trợ kiểm soát dầu như Niacinamide.
– Chống nắng dạng sữa là chân ái với da dầu vì kết cấu dễ thấm, finish cũng dễ ráo hơn, có thêm khả năng kháng nước tốt, không bị tiết dầu nhiều là hợp lý cho da thiên dầu rồi.
⇒ Nhìn chung da thiên dầu khi skincare thì điều cần chú trọng nhất vẫn là “Dầu”. Bạn chỉ cần đảm bảo làm sạch tốt và kiểm soát được lượng dầu là da cải thiện hơn rồi đó.
Phân loại da dầu, mụn và cách chăm sóc
Đôi khi, dù đã cố gắng làm sạch tốt nhưng do cơ địa hoặc thói quen sinh hoạt chưa lành mạnh sẽ dẫn đến bít tắc nang lông gây nên vấn đề tiếp theo chính là mụn.
Phân loại da dầu mụn
› Da dầu mụn viêm: Mụn viêm có biểu hiện sưng đỏ, có thể kèm theo mủ, gây đau nhức khó chịu gây ảnh hưởng đến bề ngoài và chất lượng cuộc sống, vì vậy giải quyết mụn viêm thường cấp thiết.
› Da dầu mụn không viêm: Mụn không viêm thường khó nhìn thấy bằng mắt thường vì chúng không gây viêm sưng to, sờ vào thấy cộm hoặc nhìn nghiêng da sẽ lộ sần. Mụn không viêm ít cấp thiết hơn mụn viêm vì chưa trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt nhưng không loại bỏ sớm và đúng cách sẽ nằm đó dai dẳng, đôi khi do tác động sẽ chuyển sưng lên thành mụn viêm.
Cách chăm sóc da dầu mụn
– Đối với mụn viêm: Một số thành phần chấm mụn bạn thường gặp trên thị trường để giải quyết mụn viêm sưng là Sulfur, Tràm trà, BPO, BHA, Nhóm Retinoids,… Em serum chấm mụn nhà GUO thì kết hợp cả Sulfur giúp giảm dầu nhờn, giảm đỏ, làm dịu cho nốt mụn và AHA – BHA để cải thiện bí tắc nang lông cho vùng da quanh nốt mụn nữa. Bạn có thể dùng cả sáng, tối hoặc nhiều lần hơn trong ngày để mụn mau xẹp và giảm viêm.
– Đối với mụn không viêm: mụn ẩn phần lớn nổi lên là do nang lông bị bí tắc bởi dầu thừa, da chết, muốn cải thiện sẽ cần tẩy da chết để “dọn dẹp” và làm sạch hết chỗ cặn dư đó. Tẩy da chết GUO chứa 3% AHA giúp tẩy da chết bề mặt, 1%BHA giúp tẩy da chết sâu hơn trong nang lông, kết hợp lại thì da giảm bớt tình trạng bí tắc và hỗ trợ đẩy nhân mụn lên bề mặt để mình dễ xử lý hơn.
Vậy với da dầu – mụn ngoài làm sạch và kiểm soát dầu tốt, bạn cần thêm serum trị mụn và tẩy da chết để xử lí mụn viêm và mụn không viêm. Bên cạnh đó, hãy kết hợp cùng lối sống lành mạnh, ăn uống hạn chế thực phẩm nhiều đường để giảm phản ứng viêm cho da nữa.
Nguyên nhân và chăm da dầu mụn nhạy cảm
Nguyên nhân dẫn đến làn da nhạy cảm
Da nhạy cảm có khả năng do bẩm sinh, cơ địa như bao loại da khác. Hoặc da nhạy cảm do tác động bên ngoài như overtreatment, chăm da sai cách, sống ở nơi ô nhiễm lâu ngày,… Trường hợp này nếu không để ý thì ít bạn nhận ra, có nhận ra cũng không rõ nguyên nhân vì cứ tưởng da bẩm sinh nhạy cảm rồi nên chăm da cũng sai cách.
Cách giải quyết
Với da nhạy cảm, điều tiên quyết nhất là sản phẩm phải dịu nhẹ, lành tính và có khả năng phục hồi cho da khỏe dần lên.
1. Sản phẩm dịu nhẹ, lành tính
– Với sản phẩm làm sạch, hãy ưu tiên loại không chứa xà phòng như SLSs, thay bằng chất hoạt động bề mặt nhẹ nhàng an toàn cho hàng rào bảo vệ da. Riêng sữa rửa mặt thì độ pH càng gần pH tự nhiên của da càng tốt, khoảng 5 – 5.5.
– Với sản phẩm treatment, bạn cần chọn sản phẩm có nồng độ thấp khi mới bắt đầu, dùng ở tần suất thưa thớt để da làm quen rồi mới tăng nồng độ.
– Với sản phẩm chứa dầu khoáng, silicone, chiết xuất thực vật dễ gây kích ứng như nhóm cam chanh cũng cần hạn chế, tốt hơn là tránh luôn để hạn chế khả năng kích ứng thêm cho da.
– Bạn nào có thói quen dùng máy rửa mặt để làm sạch sâu nhớ kiểm tra lại loại lông cọ của máy đã đủ mềm và an toàn cho da chưa, tần suất dùng nên hạn chế lại tránh làm sạch quá mức. Còn da nhiều mụn viêm sưng quá thì mình tạm ngưng lại đến khi đỡ mụn cho đỡ đau nhức.
2. Sản phẩm có khả năng phục hồi
– Lúc da quá nhiều mụn ẩn, mụn viêm sưng mình cần tập trung giảm mụn trước. Khi da đã đỡ được kha khá mụn thì đã đến lúc thích hợp hơn cho phục hồi. Lúc này bạn nên chuyển từ kem dưỡng thông thường sang kem dưỡng có thành phần phục hồi tốt hơn như Peptide, Chiết xuất tơ tằm – nhưng vẫn phải có kết cấu vừa phải, đừng quá dày bí để tránh tắc nang lông gây mụn trở lại.
– Ngoài ra, bạn có thể bổ sung dòng chuyên phục hồi cho các bước skincare khác. GUO có sẵn nước tẩy trang làm dịu chứa Vitamin B5, Allantoin êm da, kem chống nắng chứa lợi khuẩn nuôi dưỡng hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh cho các bạn thoải mái lựa chọn.
=> Tóm lại, da dầu – mụn – nhạy cảm vẫn cần được làm sạch sâu, kiểm soát dầu, giảm mụn như da dầu hoặc dầu – mụn, khác ở chỗ các sản phẩm khi dùng cần độ dịu nhẹ và lành tính cao hơn kèm theo khả năng phục hồi tốt nha.
Thâm mụn
Tưởng hết mụn là xong nhưng mà không, còn phải dọn dẹp mớ vết thâm – hậu quả mà mụn để lại, có khi tốn nhiều thời gian hơn trị mụn nữa.
Nguyên nhân gây thâm mụn
Thâm mụn thường dễ nhận ra ở 2 loại: Thâm đỏ và thâm đen, đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như
1. Nốt mụn khiến vùng da xung quanh bị tổn thương, sau khi mụn xẹp hoặc đã lấy nhân mụn ra sẽ để lại vết thâm.
2. Do tác động vật lí mạnh bạo khi cậy mụn, lấy nhân mụn sai cách, thao tác đè nặn, cào vào da gây tổn thương, đôi khi là nhiễm trùng nên càng dễ để lại vết thâm.
=> Để thâm mụn nhanh khỏi hay thậm chí là giảm khả năng hình thành từ sớm sẽ cần sản phẩm có khả năng Giảm thâm và Gom cồi.
Cách giải quyết thâm mụn
Ở bước Làm sạch, dưỡng ẩm, chống nắng, bạn vẫn có thể áp dụng chu trình chăm sóc da Dầu – mụn – nhạy cảm, đó là chú trọng làm sạch sâu, kiểm soát dầu bằng sản phẩm lành tính rồi linh hoạt thêm 1 vài sản phẩm như sau:
1. Sản phẩm giúp mờ thâm
– Tại bước serum và kem dưỡng, sản phẩm có thành phần giảm thâm và làm đều màu da an toàn, không gây bào mòn có chứa Niacinamide, Vitamin C, Arbutin, Resveratrol,… là lựa chọn thích hợp cho giai đoạn này.
+ Với những bạn có da thiên dầu, GUO gợi ý bạn combo serum dưỡng trắng và kem dưỡng trà nghệ gốc nước để mờ thâm mụn mà vẫn không bị bí bách.
+ Với những bạn có da thiên khô, GUO gợi ý bạn combo serum dưỡng trắng và kem dưỡng trắng vi tảo gốc dầu để mờ thâm mụn mà da vẫn đủ ẩm.
– Dùng chống nắng đầy đủ giúp thâm mụn mau lành, mau nhạt màu hơn là bước vô cùng quan trọng nhưng ít khi được nhắc tới. Khi da đã đỡ mụn rồi bạn hãy nhớ dùng chống nắng thường xuyên để bảo vệ da tốt hơn. Và nếu có ý định lấy nhân mụn ở spa thì bạn nên chọn ở những địa chỉ uy tín, tay nghề kĩ thuật viên cao để hạn chế tối đa thâm mụn sau này.
2. Sản phẩm giúp gom cồi
Thay vì để mụn bị thâm rồi mới cuống cuồng dùng sản phẩm, bạn vẫn hạn chế được khả năng thâm mụn từ sớm bằng nhiều cách khác nhau.
– Với mụn viêm sưng, thay vì để ổ viêm sưng to, lan rộng, bạn có thể dùng chấm mụn từ sớm để hỗ trợ gom cồi, làm dịu nốt mụn và vùng da xung quanh. Đến khi cồi mụn già lấy ra cũng dễ, ít gây tổn thương thì thâm mụn cũng nhẹ và nhanh lành.
– Với mụn ẩn, mấy em tẩy da chết ngoài làm thoáng nang lông còn hỗ trợ đẩy cồi mụn lên, đến khi ra spa lấy nhân mụn cũng không cần đè gây xước da mà vẫn lấy mụn ra dễ dàng, vùng thâm mụn để lại nhỏ và mờ hơn hẳn.
=> Để giảm thâm sau mụn, lưu ý dùng skincare có thành phần mờ thâm, sáng da an toàn, lành tính, nếu ngừa thâm được từ sớm thì càng tốt nhé.
Tổng kết
Nhìn chung làn da dầu – mụn – nhạy cảm có nhiều vấn đề cần lưu ý nên mới cần cả 1 chu trình hoàn chỉnh mới cải thiện. Với các bước skincare cho da dầu mụn nhạy cảm mà GUO đã hướng dẫn ở trên, chắc chắn việc chăm sóc làn da dầu mụn nhạy cảm không còn là việc quá khó khăn với bạn. Việc còn lại, bạn hãy kiên trì áp dụng và lựa chọn sản phẩm an toàn, phù hợp với da, đảm bảo làn da bạn sẽ khỏe mạnh, sáng đẹp và sạch mụn theo từng ngày đấy!
(*) Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, được tổng hợp từ nhiều tạp chí uy tín trong nước và quốc tế. Vui lòng tham vấn ý kiến của các chuyên gia/ bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.