Chuyên Gia Giải Đáp: Mang Thai Có Được Dùng Kem Chống Nắng Không?

Kem chống nắng là bước cần thiết để bảo vệ làn da trước những tác động của ánh nắng mặt trời và môi trường xung quanh, đồng thời ngăn ngừa những nguy cơ về lão hóa, ung thư da… Tuy nhiên, bước vào giai đoạn thai kỳ, một sản phẩm skincare phổ biến như kem chống nắng cũng được rất nhiều mẹ bầu lo ngại rằng liệu mang thai có được dùng kem chống nắng không? Theo dõi bài viết này để tìm được câu trả lời chính xác nhất nhé!

Mang thai có dùng kem chống nắng không?

Mang thai có dùng kem chống nắng không? Câu trả lời là “có”. Trên thực tế, việc dùng kem chống nắng ở giai đoạn này là đặc biệt cần thiết bởi vì:

• Cơ thể mẹ bầu thường sản sinh ra nhiều hormone hơn, làm tăng săc tố và da dễ nhạy cảm hơn. Khi bà bầu tiếp xúc với tia cực tím của ánh nắng sẽ làm tăng khả năng xuất hiện sạm nám, đốm nâu trên mặt.

• Ngoài ra, các tia UV có thể làm tăng nguy cơ ung thư da, đặc biệt là da nhạy cảm của mẹ bầu.

Tuy vậy, một số sản phẩm kem chống nắng trên thị trường chứa thành phần có khả năng thẩm thấu qua da, có thể gây hại cho thai nhi và để lại các bệnh bẩm sinh, dị tật. Vì vậy, khi lựa chọn kem chống nắng, mẹ bầu cần tuân theo các tiêu chí dưới đây.

4 Tiêu chí chọn kem chống nắng cho bà bầu

Thành phần

Khi chọn kem chống nắng cho bà bầu, bạn cần tránh các thành phần có thể gây hại cho thai nhi như: Retinol, Paraben, Acid Salicylic, Benzoyl Peroxide, Oxybenzone, Methyl Anthranilate, Homosalate, Avobenzone, Hydroquinone,…

Bên cạnh những thành phần chống chỉ định trên, bà bầu nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên như chiết xuất vi tảo lục, dầu hướng dương, vitamin E, chiết xuất sữa ong chúa thủy phân… Hoặc những sản phẩm chống nắng chứa Titanium Dioxide, Zinc Oxide; đây là 2 thành phần đã được FDA chứng nhận là an toàn cho phụ nữ mang thai.

Chỉ số SPF

Không ít ý kiến cho rằng “Kem chống nắng có SPF càng cao thì càng tốt”, tuy nhiên chỉ số SPF của kem chống nắng càng cao thì đồng nghĩa rằng sản phẩm có nhiều hoạt chất hơn. Đối với mẹ bầu thì sản phẩm chống nắng nên có độ SPF từ 30 – 50 là tốt nhất.

Loại kem chống nắng

Phụ nữ mang thai nên chọn kem chống nắng dạng kem hoặc gel, tránh chọn kem chống nắng dạng xịt vì một số thành phần trong kết cấu này có thể gây hại cho cơ thể mẹ và bé. Cơ quan nghiên cứu Quốc tế về chất sinh ung thư đã chỉ ra rằng Titan Dioxide ở thể khí với liều lượng cao có khả năng gây ung thư khi hít phải.

Mẹ bầu có thể chọn kem chống nắng vật lý hoặc vật lý lai hóa học là sự lựa chọn tốt nhất để hạn chế những nguy cơ gây hại đến sức khỏe mẹ và bé.

Nguồn gốc sản phẩm

Hiện nay trên thị trường mỹ phẩm sôi động thường xuất hiện rất nhiều kem chống nắng không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm định hoặc các sản phẩm hàng nhái, hàng giả thương hiệu nổi tiếng nhưng kém chất lượng. Vì thế, mẹ bầu chỉ nên mua kem chống nắng của những thương hiệu uy tín, tại điểm bán uy tín, có giấy tờ chứng nhận rõ ràng.

Ngoài ra, việc che chắn vật lý cũng như bổ sung chất dinh dưỡng cũng là một phần tất yếu để mẹ bầu bảo vệ làn da mình một cách toàn diện hơn.

Cách sử dụng kem chống nắng cho phụ nữ mang thai

› Khi bắt đầu một dòng kem chống nắng mới, bạn nên bôi thử một lượng kem nhỏ lên cổ tay để thử phản ứng. Nếu không có kích ứng, dị ứng thì mới sử dụng bôi lên mặt.

› Bôi kem chống nắng một lớp mỏng, vừa đủ để tránh gây bít tắc lỗ chân lông, bí da tạo điều kiện mụn trứng cá phát triển.

› Nên bôi kem chống nắng từ 15-20 phút trước khi ra khỏi nhà và tiến hành bôi lại sau 2-3 tiếng để đảm bảo hiệu quả chống nắng tốt nhất.

Tổng kết

Mang thai có dùng kem chống nắng được không?

Mang thai có dùng kem chống nắng được không?

Như vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm rằng mang thai vẫn được sử dụng kem chống nắng nhé. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, mẹ bầu cần ghi lại những tiêu chí khi lựa chọn sản phẩm và những lưu ý để sử dụng kem chống nắng hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ, chuyên gia da liễu để lựa chọn được sản phẩm kem chống nắng phù hợp và an toàn nhất trong suốt thai kỳ nhé!

 

(*) Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, được tổng hợp từ nhiều tạp chí uy tín trong nước và quốc tế. Vui lòng tham vấn ý kiến của các chuyên gia/ bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *