Melanin là gì? Có vai trò thế nào trong việc dưỡng trắng?

Sắc tố da tự nhiên, màu tóc, da và mắt ở người và động vật chủ yếu phụ thuộc vào loại và lượng melanin có trong cơ thể. Khi nhắc đến sắc tố melanin, nhiều người sẽ cho rằng đây là “kẻ thù” hủy hoại làn da, khiến da bị nám, sạm, không đều màu. Tuy nhiên, bạn có biết rằng melanin là một trong những thành phần quan trọng để bảo vệ da khỏi những tia UV? Vậy melanin là gì? Vai trò của melanin đối với làn da như thế nào? Trong bài viết này, hãy cùng GUO tìm hiểu nhé!

Melanin là gì? Có mấy loại melanin?

Melanin được tìm thấy trong cơ thể, là một sắc tố quyết định màu sắc của tóc, mắt và màu da. Melanin được sản sinh ra từ tế bào melanocytes hay còn gọi là tế bào biểu bì tạo hắc tố và melanin được phân bố rải rác ở tầng đáy thượng bì. Melanin (hắc sắc tố) – một vật chất màu nâu, được gọi là cái ô của làn da. Nó được sinh ra với một sứ mệnh cao cả: bảo vệ da và cơ thể trước các tác động gây hại của tia cực tím (UV) và quá trình lão hóa.

Melanin được phân chia thành 3 loại:

› Eumelanin (Melanin tối màu): Là loại melanin chính và chủ yếu tạo ra màu sắc của tóc, mắt và da. Eumelanin có hai dạng màu chính: nâu và đen. Sự kết hợp của hai dạng này trong các tế bào da và tóc sẽ tạo ra các sắc tố màu sẫm khác nhau.

› Pheomelanin (Melanin sáng màu): Là một dạng khác của melanin, tạo ra các sắc tố sáng màu trong cơ thể con người. Nó có màu sáng và thường tạo ra các gam màu như đỏ, cam và vàng. Pheomelanin chủ yếu tạo màu cho các bộ phận như môi, núm vú, và một số phần nhất định của tóc và da. Điều có giải thích cho việc có các vùng da có màu sáng và cam đậm.

› Neuromelanin (ít phổ biến hơn 2 melanin còn lại): Là một loại melanin khác được tìm thấy trong hệ thống thần kinh, chủ yếu là trong não. Do đó loại này không liên quan đến màu sắc mà bạn nhìn thấy được làn da, tóc và mắt. Neuromelanin chưa được kết luận rõ, nhưng nó được biết là có liên quan đến quá trình bảo vệ các tế bào thần kinh.

4 Vai trò quan trọng của melanin đối với làn da

Vai trò của melanin

Vai trò của melanin

Ngoài vai trò chính liên quan đến sự màu sắc của da, tóc và mắt, hay liên quan đến hệ thống thần kinh thì nó còn có thêm một vài chức năng nữa. Đó là:

Bảo vệ da khỏi tia UV

• Ngoài việc đóng vai trò quy định màu da, melanin còn có vai trò như một “lá chắn” giúp bảo vệ làn da khỏi tia cực tím (UVA, UVB, UVC) cũng như ánh sáng xanh chiếu trên da một cách hiệu quả.

• Để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, ô nhiễm không khí, bụi bẩn và các tác nhân gây hại như hóa chất trong mỹ phẩm, tình trạng căng thẳng, thay đổi nội tiết,… Hệ thống tế bào melanocyte nằm ở tầng biểu bì sâu của da sẽ gửi “tín hiệu” cho cơ thể để tăng sản xuất melanin và đưa nó lên bề mặt da để đối phó với những ảnh hưởng tiêu cực tác động lên da.

• Melanin còn có khả năng bảo vệ da khỏi cháy nám, thô ráp và quan trọng hơn cả là ngăn ngừa tình trạng ung thư da.

Chống oxy hóa

• Melanin không chỉ có tác dụng bảo vệ da khỏi tác động của tia tử ngoại mà còn có khả năng hỗ trợ cơ thể chống lại các gốc tự do – ROS (Reactive Oxygen Species) gây hại. Các gốc tự do là các phân tử không ổn định có khả năng tác động lên cấu trúc tế bào và gây quá trình lão hóa với da.

• Nhờ melanin có khả năng hấp thụ và tiêu diệt ROS mới có thể duy trì sức khỏe của tế bào. Tuy nhiên, cũng cần sự can thiệp từ các hợp chất bảo vệ như chất chống oxy hóa để duy trì sự cân bằng và ngăn chặn sự tích lũy quá mức của ROS trong cơ thể

Bảo vệ hệ miễn dịch

• Các nhà khoa học đã chứng minh, melanin có thể điều chỉnh quá trình sản xuất cytokine, chất tham gia điều chỉnh duy trì đáp ứng miễn dịch cân bằng miễn dịch và quá trình viêm.

• Ngoài tác dụng bảo vệ hệ thống miễn dịch, melanin còn tác động tích cực đến việc bảo vệ gan và ruột. Tuy vấn đề vẫn còn đang được nghiên cứu, nhưng nó vẫn phản hồi tích cực trong việc giúp ruột và gan chống lại các tác nhân gây hại.

Thúc đẩy việc tạo ra màu nâu cho da

• Khi da tiếp xúc với tia UV từ ánh nắng mặt trời, tế bào melanocyte trong da sẽ tăng sự sản xuất melanin để bảo vệ tế bào da khỏi tác động của tia UV, việc đó khiến làn da chúng ta có màu nâu hơn.

• Quá trình tạo cảm giác nâu da thực chất là một cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Melanin hấp thụ tia UV và chuyển năng lượng của chúng thành nhiệt, từ đó làm giảm tác động của tia UV lên tế bào da.

• Ví dụ khi bạn đi dưới trời nắng thì phần tóc sẽ nóng hơn những phần còn lại của cơ thể, hoặc những vật tối màu như yên xe máy cũng nóng hơn khi ra nắng.

Tại sao hàm lượng melanin của mỗi người lại khác nhau?

Tại sao lượng melanin của mỗi người lại khác nhau?

Tại sao lượng melanin của mỗi người lại khác nhau?

Hàm lượng melanin của cơ thể được quyết định bởi 3 yếu tố là:

Yếu tố di truyền quyết định hàm lượng melanin

Khi sinh ra chúng ta đều có lượng melanocytes như nhau. Nhưng tùy thuộc vào gen của bố mẹ thì những tế bào melanocytes này sản sinh ra nhiều hay ít melanin cho cơ thể. Lấy ví dụ, nếu bố mẹ bạn có làn da trắng, nhạt màu thì lượng melanin trong cơ thể bạn sẽ ít hơn người khác và ngược lại.

Lượng melanin được quyết định bởi Vitamin D

Melanin có khả năng hấp thụ ánh nắng mặt trời đây cũng là lý do tại sao da của người có màu sẫm hấp thụ tia UV mạnh hơn, giúp bảo vệ da khỏi tác động của tia tử ngoại và nguy cơ cháy nám. Tuy nhiên, khả năng này có thể gây ra một số hạn chế trong việc tổng hợp vitamin D. Người có làn da sẫm màu, chứa nhiều melanin, thường cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lâu hơn để tổng hợp vitamin D, nên nguy cơ thiếu hụt vitamin D có thể cao hơn ở những người này.

Mức độ tiếp xúc với tia cực tím: bạn biết rằng Người sống ở các khu vực gần xích đạo thường tiếp xúc với mức độ tia UV cao hơn so với những khu vực cách xích đạo xa hơn, và điều này cũng có thể làm tăng khả năng sản xuất melanin.

Tuổi tác ảnh hưởng đến lượng melanin

• Trẻ em: Trẻ em thường có ít melanin hơn so với người lớn. Da của trẻ em thường mềm mịn và có thể sáng hơn do ít melanin.

• Người lớn: Việc sản xuất melanin tăng lên để tự bảo vệ mình một cách hiệu quả hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khi cơ thể bắt đầu lão hóa, quá trình sản xuất melanin có thể giảm đi dẫn đến làn da trở nên dễ tổn thương hơn do mất đi khả năng tự bảo vệ.

Tổng kết

Melanin là gì?

Melanin là gì?

Trên đây là tất tần tật những thông tin cơ bản về melanin. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có giải quyết hiểu lầm về melanin. Và dù melanin có khả năng bảo vệ da khỏi tia UV nhưng mỗi khi ra đường các bạn vẫn cần bôi kem chống nắng. Nếu đang tìm kiếm sản phẩm chống nắng KHÔNG CỒN – KHÔNG HƯƠNG LIỆU – KHÔNG MÀU – KHÔNG DẦU KHOÁNG – KHÔNG PARABEN, thì bạn có thể tham khảo dòng Kem Chống Nắng Đa Tầng của nhà GUO – Mỹ Phẩm Xanh Sạch nhé!

 

(*) Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, được tổng hợp từ nhiều tạp chí uy tín trong nước và quốc tế. Vui lòng tham vấn ý kiến của các chuyên gia/ bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng. Nguồn tham khảo:

Sách “Dưỡng Da Trọn Gói” – Tác giả: Đỗ Anh Thư, Phạm Hương Thủy
https://my.clevelandclinic.org/health/body/22615-melanin
https://www.vinmec.com/en/news/health-news/general-health-check/what-is-melanin-types-and-related-disorders/

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *