[Tổng hợp] Nhóm thành phần Tẩy Da Chết Vật Lý & Hóa Học (2024)

Tẩy da chết là bước nền tảng cực kỳ quan trọng trong chu trình skincare để bạn sở hữu môt làn da khỏe, sạch mụn, sạch bã nhờn. Hiện nay, thị trường mỹ phẩm đã chia tẩy da chết thành 2 loại phổ biến là tẩy da chết vật lý và tẩy da chết hóa học gây nên không ít băn khoăn cho người dùng rằng liệu “Nên tẩy tế bào chết vật lý hay hóa học?“. Vậy hãy để bài viết này của GUO giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó và bật mí Bảng thành phần tẩy tế bào chết vật lý và hóa học để xem rằng loại da của bạn phù hợp với loại tẩy da chết nào hơn nhé!

Tại sao chúng ta cần tẩy da chết?

“Da chết của chúng ta nhiều đến nỗi, khi một tia nắng xuyên qua cửa sổ nhà bạn, nó phản chiếu rất nhiều hạt bé tí, lung linh, thì phần lớn trong số đó là da chết của bạn (hoặc của những người xung quanh bạn).”

Đó là trích dẫn trong cuốn sách “Dưỡng Da Trọn Gói” của tác giả Đỗ Anh Thư và Phạm Hương Thủy. Thực tế đúng vậy, dù có thể bạn đã nghe nói rằng sau mỗi tháng, da của chúng ta có thể tái tạo bề mặt, giải phóng các lớp sừng già bong tróc và sản sinh tế bào da mới. Nhưng quá trình này sẽ không thể duy trì bền vững mà khi càng lớn tuổi, mọi hoạt động từ trong ra ngoài của chúng ta đều nhuốm màu thời gian mà trở nên chậm đi. Vậy nên, tẩy tế bào chết là việc cần thiết và giúp cho quá trình tái tạo làn da mới diễn ra nhanh chóng hơn, da sạch thì mới khỏe, mà da khỏe thì mới có cơ sở để dưỡng da đẹp.

Danh sách thành phần Tẩy Da Chết Vật Lý & Hóa Học trong mỹ phẩm

THÀNH PHẦN TẨY DA CHẾT
NhómThành phần trên nhãnTên tiếng Việt
Cơ học/vật lý (hạt tẩy da chết)
Bambusa vulgaris (bamboo) powderBột thân cây tre
Hydrogenated simmondsia chinesis (jojoba) wax
Juglans regia (walnut) shell powderBột óc chó
Luffa Cylindrica Fruit PowderBột xơ mướp
Olea europaea (olive) seed powderBột hạt olive
Polyethylene
Prunus armeniaca (apricot) seed powderBột hạt mơ
PumiceBột từ đá bọt
Sodium chlorideMuối
SucroseĐường
Zea mays (corn) cob powderBột lõi ngô
Citric acid
Lactic acid
Malic acid
Mandelic acid
Tartaric acid
BHA
Salicylic acid
Beta hydroxybutanoic acid
Tropic acid
Trethocanic acid
LHACapryloyl salicylic acid
PHA
Lactobionic acid
Galactose
Gluconic acid / glyconolactone
Enzym
PapainEnzym từ đu đủ
BromelainEnzym từ dứa
Vitamin A và các chất chuyển hóa thành axit retinoic
Retinol
Retinyl palmitate
Retinyl acetate
Retinaldehyde (còn gọi là retinal aldehyde hoặc retinyl aldehyde)

Danh sách thành phần Tẩy Tế Bào Chết Vật Lý & Hóa Học Phổ Biến hiện nay

Thành phần tẩy da chết vật lý

Các loại bột thực vật nghiền: Các loại hạt như óc chó, hạt olive, yến mạch thường được xay nghiền nhỏ để tẩy tế bào da chết. Các sản phẩm này có điểm chung là loại thực vật thiên nhiên nên đem đến cho người dùng cảm giác về sự lành tính. Nhưng nhược điểm của chúng là có những góc cạnh rất nhỏ có thể làm xước da mà bằng mắt thường có thể bạn khó quan sát được. Do vậy mà đối với các bạn có da nhạy cảm hay da mụn thì thành phần tẩy da chết này không phù hợp.

Hạt jojoba: Đây là loại hạt phổ biến trong các sản phẩm sữa tắm, chăm sóc da. Dưới kính hiển vi cho thấy hạt Jojoba có hình cầu nên không gây xước da như các loại hạt khác. Jojoba còn không hòa với nước trên bề mặt da vì thế mà công dụng tẩy da chết nhẹ nhàng, sạch bụi bẩn và bã nhờn cũng lý tưởng hơn.

Thành phần tẩy da chết vật lý và hóa học phổ biến

Thành phần tẩy da chết hóa học

AHA (alpha hydroxy acids): là một nhóm các loại axit có nguồn gốc từ mía, các loại trái cây họ cam quýt hoặc nho và sữa ong chúa. Cơ chế hoạt động của AHA là thâm nhập vào bề mặt da làm suy yếu các lớp da chết, sừng già và chúng sẽ tự bóc tách rồi rời đi một cách tự nhiên mà không cần tốn quá nhiều sức, Có 2 loại AHA phổ biến nhất hiện nay là Axit Citric và Axit Lactic. Ngoài dùng để tẩy tế bào chết thì AHA còn giúp giảm tình trạng mụn ẩn, mụn đầu trắng, se khít lỗ chân lông và giúp đều màu da.

BHA (Beta hydroxy acids): Các axit trong BHA được đánh giá rất cao trong vai trò tẩy da chết dành cho da dầu và da nhiều mụn. BHA là loại axit ưa dầu, vì thế mà chúng có thể đi sâu vào nang lông để làm tiêu những lớp da chết đang vón cục cùng với dầu thừa. Loại axit phổ biến nhất của BHA là axit salicylic. Nhưng BHA cũng có một nhược điểm đó là dễ gây kích ứng, dị ứng cho những bạn có làn da nhạy cảm. Vì vậy mà cần cân nhắc lựa chọn sản phẩm có nồng độ BHA thấp.

LHA (beta lipohydroxy acids): LHA có cơ chế hoạt động gần giống với BHA. LHA cũng thâm nhập sâu vào da để loại bỏ đi các lớp bụi bẩn, da chết, bã nhờn nhưng chúng hoạt động chủ yếu ở lớp biểu bì nên sẽ ít gây kích ứng hơn BHA. Một điểm cộng nữa của LHA so với BHA là khiến cho mật độ của vi khuẩn trong nang lông được giảm đi đáng kể và sạch mụn hiệu quả. Tuy vậy thì điểm trừ của hoạt chất này chính là bắt nắng mạnh, nên bắt buộc bạn không được quên sử dụng kem chống nắng.

PHA (Polyhydroxy Acid): Các acid trong nhóm PHA bao gồm gluconolactone, galactose và lactobionic. Điểm chung của cả 3 acid thuộc nhóm PHA này là kết cấu phân tử lớn hơn so với AHA hay BHA, hoạt động tốt trên bề mặt biểu bì mà không làm tổn thương các tầng da mỏng phía dưới.

Tương tự AHA thì PHA là nhóm axit ưa nước và tẩy tế bào chết bằng cách phá vỡ liên kết nước giữa các tế bào. PHA được đánh giá cao về độ lành tính nhất trong 3 nhóm thành phần tẩy da chết hóa học kể trên nên da nhạy cảm có thể yên tâm sử dụng. Ngoài ra thì thành phần này còn có công dụng chống viêm và chống oxy hóa cực kỳ hiệu quả.

Nên Tẩy Da Chết Vật Lý hay Hóa Học?

Ngày nay, tẩy da chết vật lý hay hóa học đều có rất nhiều loại để đáp ứng nhu cầu cho mọi loại da khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng da của bạn mà có thể chọn tẩy tế bào chết vật lý hay hóa học. Tẩy tế bào chết vật lý sẽ phù hợp hơn cho những bạn có nền da khỏe mạnh, không bị mụn, không khô bong tróc vì quá trình massage có thể gây tổn thương, xây xước da. Còn đối với những làn da dầu, hỗn hợp thiên dầu hoặc đang bị mụn thì tẩy tế bào chết hóa học lại là lựa chọn tối ưu nhất.

Tổng kết

Thành phần tẩy tế bào chết

Thành phần tẩy tế bào chết

Tẩy da chết là một bước chăm da cần thiết và là tiền đề để bạn có thể sở hữu làn da khỏe mạnh, tươi sáng đầy sức sống. Dù bạn thuộc da dầu, da khô, da mụn hay da nhạy cảm thì với thị trường mỹ phẩm đa dạng như ngày nay vẫn có cho bạn nhiều sự lựa chọn phù hợp. Thông qua bài viết này, hy vọng GUO đã giúp bạn hiểu hơn về các thành phần tẩy da chết vật lý và hóa học để giúp bạn tự tin “thêm vào giỏ hàng” của mình sản phẩm tẩy da chết an toàn, hiệu quả nhé!

 

(*) Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, được tổng hợp từ nhiều tạp chí uy tín trong nước và quốc tế. Vui lòng tham vấn ý kiến của các chuyên gia/ bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng. Nguồn tham khảo:

Dưỡng Da Trọn Gói – Tác giả Đỗ Anh Thư & Phạm Hương Thủy
https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/chemical-exfoliation
https://www.annmariegianni.com/top-25-natural-exfoliating-ingredients-for-more-radiant-skin/

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *