[Cập nhật] Bảng thành phần dễ Gây Kích Ứng, Dị Ứng trong mỹ phẩm (2024)

Làn da chính là phòng tuyến đầu tiên của cơ thể, chúng được xem như “lớp áo giáp” giúp ta chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường như vi khuẩn, virus… Vì vậy mà việc hiểu được các thành phần có trong mỹ phẩm là điều vô cùng quan trọng bởi đôi khi các sản phẩm chăm sóc da mà bạn đặt trọn niềm tin đó lại đang bào mòn sức khỏe làn da của bạn vì những thành phần độc hại hoặc quá nồng độ an toàn. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng GUO bổ sung kiến thức về danh sách thành phần có thể gây kích ứng hoặc dị ứng ở một số người để nâng cao khả năng chăm sóc da và làm đẹp cho chính bản thân nhé!

8 Dấu hiệu phổ biến của Kích Ứng, Dị Ứng Da

So với những vùng da khác, da mặt luôn có độ nhạy cảm cao hơn. Cũng vì thế mà biểu hiện kích ứng, dị ứng ở vùng da này rất dễ nhận biết và khả năng khi bị kích ứng cũng sẽ bị nặng hơn. Nhưng nhìn chung, khi bị kích ứng, dị ứng da sẽ thường có các biểu hiện sau:

comment Da bị nổi mụn (mụn viêm sưng, mụn trứng cá, mụn liti,…): Đây được xem là triệu chứng phổ biến nhất thường xảy ra do sử dụng các loại mỹ phẩm không phù hợp với da. Lớp mỹ phẩm này làm bít tắc lỗ chân lông, gây ứ dọng chất bã nhờn và hình thành nên các loại mụn.

comment Viêm da dị ứng: Là dạng dị ứng nghiêm trọng hơn, thường biểu hiện bằng các mảng ban đỏ kèm theo mụn nước và rất ngứa.

comment Nổi mề đay: Trông giống các vết muỗi cắn hay những vết lằn nổi kèm với cơn ngứa ngáy khó chịu.

comment Viêm da tiếp xúc: Hay còn được gọi là chàm tiếp xúc. Cũng giống như viêm da dị ứng, loại viêm da này xuất hiện những mảng hồng ban với mụn nước, ngứa ngáy.

comment Bị khô da: Khô da, bong tróc cũng là dấu hiệu của kích ứng dị ứng khiến người mắc phải có cảm giác căng tức ở vùng da đó. Nếu không nhanh chóng làm dịu thì dễ dẫn đến tróc chảy máu.

comment Bị teo da: Thường xuất hiện ở những người bị nhiễm Corticoid kéo dài.

comment Thâm sạm da: Làn da bị tăng hắc sắc tố, kéo theo tình trạng đổ dầu nhiều, lỗ chân lông giãn nở và xỉn màu

comment Da bị lão hóa nhanh: Vùng da bị khô, nhăn, nhũn và xuất hiện nhiều đốm nâu.

Danh sách Thành Phần Có Thể Gây Kích Ứng, Dị Ứng ở một số người

Dưới đây là bảng tổng hợp thành phần có khả năng gây kích ứng, dị ứng ở một số người:

THÀNH PHẦN CÓ THỂ GÂY KÍCH ỨNG HOẶC DỊ ỨNG Ở MỘT SỐ NGƯỜI
(Những thành phần này có thể hữu ích hoặc không gây phiền toái với nhiều người khác)
NhómThành phần trên nhãn
Sản phẩm tẩy rửa (sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội)
Dimethyl dodecyl amido betaine
Sodium laureth sulfate (SLES)
Sodium dodecyl sulfate
Sodium lauryl sulfate (SLS)
Ammonium lauryl sulfate (ALS)
Kem đánh răng, dầu gộiMenthol
Mentha piperita (peppermint – bạc hà)
Mỹ phẩm trang điểm
Bismuth oxychloride (trong phấn mắt)
Chromium hydroxide,
Chromium oxide (có màu xanh lá cây)
Các thành phần chống nắng hóa học
Avobenzone
Para-aminobenzoic acid (PABA)
Oxybenzone
Methanone
Benzophenon-3
Các thành phần có đuôi là “benzophenone”
Methoxycinnamate
Butyl methoxydibenzoylmethane
Isopropyldibenzoylmethane
Methylbenzylidene camphor
Octyl methoxycinnamate
Phenylbenzimidazole sulfonic acid
Padimate
Trị mụnBenzoyl peroxide
Các sản phẩm tẩy da chết (xem kỹ ở mục “Tẩy da chết”)
Các sản phẩm tẩy da chết có hạt thực vật nghiền nhỏ để chà xát
Các axit nhóm AHA
Salicylic acid (mặc dù đối với nhiều người thì nó có tác dụng làm dịu)
Chất bảo quản
Benzalkonium chloride
Formaldehyde
Bronopol
Glutaraldehyde
Chloroacetamide
Imidazolidinyl urea
Chlorocresol
Chlorohexidine
Chloroquinaldol
Diazolidinyl urea
Dibromodicyanobutane/
Phenoxyethanol
Dichlorophen
DMDM hydantoin
Kathon CG
Các thành phần có đuôi là “paraben”
Phenylmercuric acetate
Quaternium-15
Sorbic acid
Thimerosal
Triclosan
Khác
Cinnamomum zeylanicum (Cinnamon – quế)
Isopropyl myristate
Acetic acid
Cinnamic acid
Benzoic acid
Hương liệu (Fragrance, perfume)
Propylene glycol-2 (PPG-2)

Danh sách thành phần có thể gây kích ứng, dị ứng da phổ biến (2024)

Sodium lauryl sulfate (SLS)

Sodium lauryl sulfate (SLS) là một hóa chất tổng hợp có gốc sulfate. Chúng thường được thêm vào các sản phẩm làm sạch và chăm sóc cá nhân, bao gồm dầu gội và sữa tắm. Công dụng chính của SLS chính là tạo bọt và làm sạch, đây cũng chính là hai yếu tố mà khách hàng rất yêu thích. Tuy nhiên thì chúng không thực sự an toàn đối với những người có nền da mỏng, yếu, mắc các bệnh như chàm, viêm da hay bị mụn. SLS được cho là nguyên nhân gây nên kích ứng da, làm vỡ chức năng hàng rào của da, gây ngứa, khô hay bong tróc da.

Benzoyl peroxide

Một điều không thể phủ nhận đó là Benzoyl Peroxide là thành phần trị mụn rất hiệu quả, đặc biệt đối với những làn da bị mụn trứng cá từ nhẹ đến trung bình. Nhưng nằm trong danh sách này cũng đủ cho thấy rằng Benzoyl Peroxide có điểm trừ về mức độ an toàn. Một số tác dụng phụ phổ biến nhất khi trị mụn trứng cá bằng Benzoyl Peroxide là:

› Làm da khô
› Từ khô xảy ra tình trạng bong tróc
› Đỏ và kích ứng
› Đốt, châm chích và ngứa

Hương liệu (Fragrance, perfume)

Theo Viện Da liễu Mỹ, hương liệu tạo mùi mỹ phẩm tổng hợp là nguyên nhân gây nên nhiều kích ứng, dị ứng về da như: chàm, rosacea, mụn trứng cá, viêm da tiếp xúc. Ngoài ra, những mùi thơm không xuất phát từ thành phần tự nhiên có trong mỹ phẩm có thể gây ngứa, phát ban, nổi mụn viêm sưng nên bạn cần tránh.

Các thành phần có đuôi là “paraben”

Paraben là thành phần có công dụng ngăn chặn vi khuẩn có hại và các loại nấm mốc phát triển. Nhưng paraben có khả năng gây nên nhiều biểu hiện về kích ứng và dị ứng trên da như ngứa, nổi mẩn đỏ, châm chích, phát ban và nặng hơn là viêm nhiễm, nổi mụn…

Paraben còn là “thủ phạm” đẩy nhanh quá trình lão hóa da. Theo kết quả nghiên cứu từ trường Đại học Y Kyoto của Nhật Bản, nếu da bạn tiếp xúc với paraben methyl trong một thời gian dài sẽ làm tăng độ nhạy cảm và tổn thương của da đối với ánh nắng mặt trời. Hơn nữa, nó có thể bào mòn da với tốc độ nhanh, khiến da bạn trở nên mỏng yếu, dễ thâm nám.

Avobenzone

Avobenzone là màng lọc chống nắng vật lý, nhưng chúng lại gây kích ứng, tổn thương với da nhạy cảm, da khô. Avobenzone kém bền, nhanh chóng bị phân rã khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Do vậy mà để khắc phục tình trạng này, nhiều nhà sản xuất đã kết hợp Avobenzone với Octocrylene và khuyến cáo khách hàng nên thoa lại kem chống nắng thường xuyên hơn.

Thành phần gây kích ứng dị ứng phổ biến

Thành phần gây kích ứng dị ứng phổ biến

Làm sao để tránh chọn mỹ phẩm có chứa thành phần gây Kích Ứng, Dị Ứng?

› Có sự chọn lọc kỹ lưỡng: Thay vì chỉ nghe theo review của các KOC, KOL, Beauty Blogger thì bạn nên kết hợp với tham khảo ý kiến của người dùng trước đó. Cách đơn giản là bạn đọc bình luận trong các group chăm sóc da, làm đẹp hay đánh giá sản phẩm trên sàn thương mại điện tử.

› Chọn sản phẩm phù hợp với loại da: Xác định chính xác loại da của mình rất quan trọng để lựa chọn được sản phẩm phù hợp với tình trạng, nhu cầu da.

› Không “ham rẻ” các sản phẩm có chứa thành phần gây kích ứng: Đây là tâm lý chung của nhiều khách mua hàng, nhưng bạn nên tra cứu và tìm hiểu kỹ thông tin về sản phẩm để tránh tốn kém tiền phục hồi, điều trị da vì kích ứng, dị ứng.

› Dùng thử: Đối với các sản phẩm chăm sóc da mặt thì điều quan trọng là bạn nên thử sản phẩm ở các vùng da nhỏ trước khi dùng lên mặt. Nếu ở các vùng da này không xuất hiện dấu hiệu bất thường thì bạn hẳn thêm vào giỏ hàng hoặc chu trình dưỡng da của mình nhé!

Tổng kết

Thành phần gây kích ứng dị ứng

Thành phần gây kích ứng dị ứng

Da bị kích ứng sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề có thể từ tạm thời đến vĩnh viễn. Một tin buồn nữa, nếu da đã bị kích ứng thì nền da sẽ bị yếu đi, dễ có nguy cơ tái kích ứng, dị ứng hơn với nhiều nguyên nhân đơn giản như môi trường ô nhiễm, do ánh nắng, do nước mưa hay thậm chí là do cạo lông. Chính vì thế, ngay từ khi bước chân vào con đường skincare, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức hữu ích về thành phần mỹ phẩm để tránh các thành phần gây kích ứng, dị ứng. Đặc biệt khi thời nay, mỹ phẩm được bán tràn lan trên thị trường khó kiểm soát về chất lượng.

Mong rằng những chia sẻ trên đây của GUO đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích và đừng quên cập nhật thường xuyên các bài viết mới của GUO để có cho mình bí quyết chăm sóc da an toàn, hiệu quả nhé!

 

(*) Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, được tổng hợp từ nhiều tạp chí uy tín trong nước và quốc tế. Vui lòng tham vấn ý kiến của các chuyên gia/ bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng. Nguồn tham khảo:

Dưỡng Da Trọn Gói – Tác giả Đỗ Anh Thư & Phạm Hương Thủy
https://www.vanicream.com/about/chemical-irritants
https://www.forshelli.com/blogs/skin_care_blog/10-popular-skincare-ingredients-that-could-be-causing-skin-irritation

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *