Mụn và thâm mụn là hai kẻ thù không đội trời chung với tất cả những người quan tâm đến sức khỏe làn da. Bởi dù ít dù nhiều, chúng cũng khiến ta cảm thấy giảm bớt sự tự tin mỗi khi xuất hiện với gương mặt mộc. Đối diện với vấn đề đó, nhiều người thường có xu hướng make up đậm để che đi các khuyết điểm trên da. Nhưng đó là một sai lầm lớn bởi lớp make up dày đặc dễ khiến da bị bít tắc lỗ chân lông gây nên mụn, rồi mụn lại gây nên thâm mụn, nối tiếp nhau trở thành vòng tuần hoàn không lối thoát. Vậy nên, giải quyết các nốt thâm sau mụn là điều cần thiết. Nhưng để lựa chọn được sản phẩm điều trị thâm mụn tốt không dễ dàng mà bạn cần tìm hiểu kỹ các thành phần hoạt chất. Hãy để GUO giúp bạn làm điều đó thông qua Bảng thành phần trị thâm mụn trong bài viết dưới đây nhé!
Thông tin bài viết
Điểm danh 6 nguyên nhân dễ gây thâm mụn
Thâm mụn hình thành do các tổn thương da, phổ biến về các nguyên nhân gây thâm mụn có thể kể đến như:
Do thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai hoặc bước sang tuổi dậy thì, các nội tiết tố trong người bạn có thể bị rối loạn gây nên nhiều vấn đề về da. Trong đó, phổ biến nhất là làm tăng hắc sắc tố melanin, khiến da xỉn màu và khi bị mụn thì thâm rất lâu.
Do xử lý nhân mụn không đúng cách: Đây chính xác là nguyên nhân phổ biến nhất gây thâm mụn. Nặn mụn khi cồi chưa được gom khô, dùng lực quá mạnh để nặn mụn, nặn chưa đúng kỹ thuật hoặc sử dụng các vật dụng không phù hợp đều dễ khiến vùng da mụn bị tổn thương, từ đó gây nên thâm mụn.
Chăm sóc da không đúng cách: Nền da bị mụn là nền da khá nhạy cảm. Nếu bạn chăm sóc chưa đúng cách hoặc quá tải cũng đều khiến da dễ kích ứng, nổi mẩn đỏ, tạo điều kiện cho những vết thâm mụn hình thành.
Do tác động của môi trường, ánh nắng mặt trời: Giống như phơi nắng nhiều da sẽ bị ngăm đi, da mụn khi bắt nắng mà không có biện pháp bảo vệ nào cũng sẽ bị kích thích sản sinh melanin, khiến cho những vết thâm mụn đậm màu hơn.
Do sử dụng các sản phẩm trị mụn kém chất lượng: Thực tế, có nhiều sản phẩm điều trị mụn có chất lượng kém vẫn đang lưu hành rất nhiều trên thị trường. Việc thiếu kiến thức khi lựa chọn sản phẩm trị mụn không phù hợp với da cũng là một trong những nguyên do khiến da của bạn bị mụn mãi vẫn không hết, thậm chí ngày càng nặng hơn và thâm mụn sâu khó điều trị. Vì thế mà việc thấu hiểu rõ các thành phần trị mụn và trị thâm mụn rất quan trọng.
Do sinh hoạt thiếu khoa học: Thức quá khuya, ăn nhiều đồ ngọt, chiên rán, đồ cay, uống nhiều caffein,… đều là những thói quen khiến cho thâm mụn của bạn vẫn ở mãi trên mặt dù đã đắp và bôi rất nhiều sản phẩm đặc trị.
Thâm mụn có thể tự hết không?
Thâm mụn có hết hay không thì còn tùy thuộc vào loại da của bạn và mức độ nghiêm trọng của vết thâm. Cụ thể, các vết thâm nhẹ có thể tự hết nếu bạn luôn biết cách bảo vệ làn da của mình trước các tác nhân từ môi trường, ánh nắng mặt trời. Các nốt thâm mụn nông, kích thước nhỏ sẽ mờ dần sau khoảng từ 1 – 3 tháng với các nền da khỏe, thỉnh thoảng mới có mụn. Còn đối với những vết thâm mụn bị hình thành do viêm nhiễm, diện tích rộng, sâu thì cần sự can thiệp của mỹ phẩm, thậm chí là các spa, phòng khám da liễu chứ khả năng tự hết gần như không thể.
Danh sách bảng thành phần Trị Thâm Mụn có trong mỹ phẩm
Dưới đây là danh sách bảng thành phần Trị Thâm Mụn mà GUO chia sẻ đến bạn:
THÀNH PHẦN TRỊ THÂM MỤN | ||
Cơ chế | Thành phần | |
Ức chế sản sinh melanin (tẩy trắng) | Xem trong bảng “Thành phần làm trắng” | |
Chống oxy hóa | Xem trong bảng “Thành phần làm trắng” | |
Phân tán các cụm melanin | Retinol, Retinyl acetate, Retinyl palmitate, Retinaldehyde (còn gọi là retinal aldehyde hoặc retinyl aldehyde) | Đây là các vitamin A hoặc các dẫn xuất của vitamin A trong mỹ phẩm. Với những sản phẩm có chứa một dạng vitamin A này, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và hết sức cẩn thận khi dùng trong quá trình mang thai. |
Adapelene Tazarotene Tretinoin/ Retinoic acid | Đây là một số dạng khác thuộc nhóm vitamin A được dùng trong các loại thuốc bôi ngoài da. Những sản phẩm chứa những thành phần này thường được bán trong nhà thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không sử dụng trong quá trình mang thai và cho con bú. |
Danh sách các Thành Phần Trị Thâm Mụn phổ biến nhất hiện nay
Retinol
Retinol được mệnh danh là “hoạt chất vàng” trong điều trị mụn trứng cá nhờ khả năng loại bỏ dầu thừa, bụi bẩn, làm thông thoáng lỗ chân lông và điều tiết dầu nhờn vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, Retinol còn là một hoạt chất giúp mờ thâm, trị sẹo bằng cách ức chế tổng hợp sắc tố Melanin và kích thích sản sinh Collagen, Elastin.
Song, bên cạnh nhiều lợi ích thì Retinol cũng là một hoạt chất khá “khó tính” với các nền da nhạy cảm bởi chúng dễ gây kích ứng và để lại tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ của Retinol là gây đỏ da, châm chích, tăng mụn trứng cá, phồng rộp da,… Đặc biệt, ở những bạn có da quá mỏng yếu và bà bầu thì Retinol không được khuyến khích sử dụng.
Vitamin C
Vitamin C là “ngôi sao sáng” trong lòng các bạn dưỡng da mờ thâm, trắng sáng. Hoạt chất này hoạt động ở nhiều dạng đồng phân có thể kể đến như LAA, MAP, SAP, AA2G. Vitamin C là thành phần chống oxy hóa mạnh mẽ, trung hòa các gốc tự do, ngăn cho melanin bị sản sinh quá mức. Từ đó, làm mờ các vết thâm do mụn, cháy nắng hay cải thiện các tình trạng da không đều màu. Vitamin C còn có tác dụng sản sinh Collagen, ngăn chặn sẹo hình thành. Nhưng điều đáng lưu ý là Vitamin C dễ bị oxy hóa nên phải bảo quản cẩn thận.
Azelaic acid
Thời gian gần đây, Azelaic Acid “nổi như cồn” trên các nền tảng mạng xã hội về công dụng trị mụn, mờ thâm thần thánh. Đúng như lời đồn, Azelaic Acid đem đến nhiều lợi ích cho làn da như giúp điều trị thâm mụn hiệu quả và điều trị tận gốc rễ các loại mụn trứng cá. Azelaic acid có tác dụng chống viêm, giảm sưng đỏ, ngăn cản sự tấn công của vi khuẩn lên da. Đồng thời làm đều màu da nhờ ngăn cản quá trình tổng hợp hắc sắc tố Melanin.
Niacinamide
Lại là một hoạt chất “vàng” trong làng làm đẹp, Niacinamide nổi tiếng như một thành phần đa năng vừa củng cố hàng rào bảo vệ da, vừa kiểm soát dầu nhờn, giảm đỏ rát và chống lão hóa cho da. Không dừng lại ở đó, Niacinamide còn đảm nhận vai trò giảm sản sinh Melanin, làm mờ thâm mụn và đều màu da. Đã đa năng là thế, Niacinamide còn vô cùng lành tính, phù hợp với cả những làn da nhạy cảm nên dễ hiểu khi ngày nay Niacinamide thường xuyên góp mặt vào các sản phẩm chăm sóc da.
Hydroquinone
Hoạt chất được ứng dụng rộng rãi trong điều trị tăng sắc tố, thâm sạm, nám với công dụng hỗ trợ làm trắng da. Hydroquinone được đưa vào mỹ phẩm với nồng độ phổ biến là dưới 2%. Thành phần này điều trị các nốt thâm mụn bằng cách kiểm soát sự tăng sinh của Melanocytes – tế bào sản sinh hắc sắc tố Melanin. Nhờ đó mà các vết thâm, nám dần được loại bỏ trên da. Tuy nhiên, song hành với loạt ưu điểm thì hoạt chất này cũng vướng phải không ít tranh cãi về mức độ an toàn. Vì vậy mà nếu lựa chọn sản phẩm có chứa Hydroquinone thì tốt nhất bạn nên tham khảo kỹ ý kiến của chuyên gia, bác sĩ da liễu; sử dụng ở nồng độ an toàn; thực hiện đúng cách để đạt được hiệu quả trị thâm tốt nhất.
Một số lưu ý khi sử dụng các Thành Phần Trị Thâm Mụn
Lựa chọn thành phần phù hợp với da: Không phải các thành phần kể trên đều phù hợp với mọi loại da đang bị thâm mụn. Nếu sử dụng sản phẩm có chứa thành phần không phù hợp thì không những không đem lại hiệu quả như mong đợi mà còn khiến các nốt thâm mụn của bạn ngày càng sâu chân hơn, mụn bùng phát nhiều hơn và kích ứng, dị ứng phức tạp. Trường hợp bạn chưa xác định được da mình hợp với thành phần trị thâm mụn nào, bạn có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia da liễu.
Thực hiện patch test trước khi dùng: Hãy bôi sản phẩm trị thâm mụn ở một vùng da nhỏ như tay hoặc cổ để thử mức độ an toàn của sản phẩm. Sau khoảng 24h, da không có dấu hiệu bất thường thì bạn có thể bôi sản phẩm đó lên mặt.
Bắt đầu với nồng độ thấp: Đừng ham các sản phẩm trị thâm mụn có nồng độ cao, bởi chúng dễ khiến da bạn gặp kích ứng, dị ứng nghiêm trọng. Mà thay vào đó, bắt đầu với nồng độ thấp, tần suất sử dụng từ 2 – 3 lần/tuần để da có thể làm quen rồi sau đó tăng dần.
Liều lượng bôi hợp lý: Đối với các sản phẩm đặc trị, không phải bôi càng dày càng tốt mà nó chỉ khiến da của bạn bị bít tắc, dễ gây mụn hơn. Nên thực hiện với liều lượng hợp lý theo khuyến cáo của nhà sản xuất được in trên bao bì.
Đừng quên bôi kem chống nắng: Các thành phần trị thâm mụn này thường dễ bắt nắng, vậy nên bạn đừng bao giờ quên bôi kem chống nắng kết hợp với các vật dụng che chắn khác để bảo vệ da hiệu quả nhé.
Chế độ sinh hoạt khoa học: Như đã đề cập ở trên, bạn cần hạn chế các thực phẩm cay, nóng, ngọt, nhiều dầu mỡ, caffein và ngủ sớm, giữ tinh thần thoải mái để da được duy trì khỏe mạnh.
Tổng kết
Thâm mụn cũng giống như sạm nám da gây nên sự mất tự tin cho chúng ta. Mong rằng với những chia sẻ trên đây của GUO về thành phần trị thâm mụn sẽ giúp bạn có được lựa chọn phù hợp, an toàn hơn cho làn da của mình. Và đừng quên rằng, nguyên nhân chính gây nên thâm mụn chính là mụn. Hãy tham khảo bí kíp chăm sóc da từ các bài viết khác của GUO để duy trì làn da khỏe mạnh, sạch mụn. Từ đó, bạn sẽ không còn vướng mắc những nỗi lo về thâm mụn nữa nhé!
(*) Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, được tổng hợp từ nhiều tạp chí uy tín trong nước và quốc tế. Vui lòng tham vấn ý kiến của các chuyên gia/ bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng. Nguồn tham khảo:
Dưỡng Da Trọn Gói – Tác giả Đỗ Anh Thư & Phạm Hương Thủy
https://www.gangnamlaser.com/blog/7-go-to-skincare-ingredients-that-works-for-stubborn-acne-scars/
https://sublimelife.in/blogs/sublime-stories/13-ingredients-tired-and-tested-to-work-on-even-stubborn-acne-scars