Đi kèm với sự phát triển của kem chống nắng, các thành phần kem chống nắng hiện nay cũng liên tục được cải tiến và bổ sung. Ngoài các màng lọc vốn đã quen thuộc, trong bài viết hôm nay hãy cùng GUO khám phá 15 thành phần kem chống nắng tân tiến, mới nhất hiện nay để bổ sung vào chu trình dưỡng da của mình nhé!
Thông tin bài viết
Cách hoạt động của các thành phần kem chống nắng
Tia UV (tia cực tím) là nguyên nhân gây hại rất lớn tới làn da của chúng ta. UVA, UVB là hai loại tia cực tím gây hại cho da mà chị em thường được nghe nhắc tới khi mua sắm các sản phẩm chống nắng. Trong tia UVA còn được chia nhỏ thành hai loại là UVAI và UVAII. Bước sóng của tia UV gồm:
• UVB: 280nm – 320nm
• UVAII: 320nm – 340nm
• UVAI: 340nm – 400nm
Kem chống nắng vô cơ
Khi tia cực tím chiếu đến bề mặt da, chúng sẽ đi thẳng vào bên trong các tầng của da. Các màng lọc trong kem chống nắng vô cơ đóng vai trò như lá chắn bảo vệ, làm chệch hướng đi của ánh sáng Mặt Trời.
Kem chống nắng hữu cơ
Thay vì làm chệch hướng đi như màng lọc vô cơ, màng lọc trong kem chống nắng hữu cơ sẽ hấp thụ hết các tia UV. Từ đó ánh sáng bị phân tán và không tiếp tục đi sâu vào trong da.
Đặc điểm chung của các thành phần kem chống nắng
Thành phần kem chống nắng vô cơ
• Ưu điểm:
◊ Thân thiện với mọi loại da, kể cả da dầu, nhiều mụn, nhạy cảm vì có độ lành tính cao.
◊ Tính ổn định tương đối cao, bền vững dưới tác động của nhiệt và ánh nắng trực tiếp.
◊ Có tác dụng trên bề mặt, không thẩm thấu sâu, hạn chế khả năng kích ứng.
◊ Không cần nhiều thời gian để ổn định trên da, phát huy ngay tác dụng chống nắng.
• Nhược điểm:
× Thường tạo lớp màng trắng gây mất thẩm mỹ, loang lổ trên da, đặc biệt là khi tiếp xúc với nước và mồ hôi.
× Nếu thoa lượng quá dày hoặc tán không kỹ có thể gây bí tắc lỗ chân lông, tạo cảm giác bì bì khó chịu trên bề mặt.
Thành phần kem chống nắng hữu cơ
• Ưu điểm:
◊ Thường khá mỏng nhẹ, không tạo cảm giác dày bí, khó chịu trên bề mặt da.
◊ Không bị để lại vệt trắng, dễ dàng khi kết hợp với lớp lót lẫn lớp nền trang điểm.
◊ Có nhiều màng lọc đa dạng với mục đích chống nắng.
• Nhược điểm:
× Cần thời gian để ổn định và phát huy hiệu quả chống nắng.
× Không nên là lựa chọn ưu tiên của làn da nhạy cảm, dễ kích ứng.
× Có khả năng làm tăng nhiệt độ của da, ửng đỏ, nóng mặt khi tiếp xúc trực tiếp quá lâu dưới ánh nắng.
Thực trạng thành phần kem chống nắng hiện nay
Dù mỗi loại màng lọc chống nắng đều mang ưu nhược điểm riêng, ở thời điểm hiện tại các đặc điểm ấy không còn đúng hoàn toàn. Cùng với sự cải tiến, làm mới liên tục từ nhiều nhãn hàng và bên sản xuất, thành phần kem chống nắng đã có những thay đổi như sau:
♦ Độ bền vững: Nếu trước kia màng lọc vật lý nổi tiếng hơn với khả năng chống nắng bền vững thì hiện nay màng lọc hoá học đã làm được điều đó, thậm chí là tốt hơn với nồng độ thấp hơn. Chưa kể đến việc kết hợp hài hoà giữa nhiều thành phần bổ trợ, công dụng ngăn chặn tác hại của tia UV với da đã được nâng cấp.
♦ Yếu tố công nghệ: Các thương hiệu và tập đoàn mỹ phẩm lớn trên thế giới đã dần cho ra nhiều công nghệ độc quyền sau bao năm miệt mài nghiên cứu. Mỗi công nghệ khác nhau sẽ mang đến hiệu quả khác nhau cho sản phẩm. Có loại giúp kết cấu kem chống nắng vô cơ mỏng nhẹ hơn, có loại giúp kháng nước và kháng mồ hôi bền vững, có loại lại tăng cường sức mạnh chống nắng… Sự cách mạng về mặt công nghệ này dường như thay đổi cả thói quen tiêu dùng của nhiều “dân chơi” hệ kem chống nắng.
♦ Chất lượng sản phẩm: Thay vì chỉ mang tính chống nắng “sương sương”, nhẹ nhàng nhằm giữ kết cấu đẹp, nhiều loại kem chống nắng đã cải thiện khả năng chống nắng lên rất nhiều. Phần lớn sản phẩm đã được nâng cấp lên SPF 50+, PA++++ nhằm bảo vệ tối đa cho làn da. Kết hợp với yếu tố công nghệ và phối hợp màng lọc, kem chống nắng hiện nay hoàn toàn đảm bảo được tính toàn vẹn, vừa mỏng nhẹ, lành tính lại còn chống nắng khủng.
Đánh giá hiệu quả Màng Lọc Kem Chống Nắng Hoá Học trên từng bước sóng UVA UVB
Thành phần kem chống nắng vô cơ
1. Zinc Oxide – Màng lọc chống nắng vô cơ phổ biến
Đây là một trong những thành phần kem chống nắng phổ biến nhất, cũng là một trong hai loại màng lọc vô cơ trên thị trường. Phổ chống nắng của thành phần là rất rộng, chống được toàn bộ UVB, UVAII và UVAI (280nm-400nm).
Nồng độ tối đa được phép dùng của Zinc Oxide rất cao, lên đến 25% (cả dạng nano và non-nano). Màng lọc có khả năng đứng một mình hay kết hợp với nhiều chất khác đều được. Trên thực tế, ít khi Zinc Oxide đứng một mình bởi chúng gây màng trắng rất dày, khá mất thẩm mỹ khi sử dụng. Những nghiên cứu đã diễn ra cho thấy nó an toàn với da nhưng có gây độc tính với đời sống sinh vật thuỷ sinh.
2. Titanium Dioxide – Thành phần chống nắng vô cơ an toàn cho da
Titanium Dioxide là người anh em còn lại trong nhóm màng lọc chống nắng vô cơ. Khả năng bảo vệ da của chúng nằm trong khoảng 290 – 350nm (tia UVB và UVAII) và kém hơn một chút ở khoảng 350 – 400nm (UVAI).
Giống với Zinc Oxide, thành phần kem chống nắng này an toàn với da, không gây ra kích ứng hay tác hại đến sức khoẻ. Và đương nhiên, khả năng tạo vệt trắng/màng trắng (white cast) trên da vẫn rất cao. Tuy nhiên, với công nghệ hiện đại ngày nay, Titanium Dioxide dạng phân tử nano đã được đưa vào giúp tăng khả năng thẩm thấu, hạn chế vệt trắng đáng kể.
Thành phần kem chống nắng hữu cơ
Thành phần chống nắng hữu cơ thế hệ mới
1. Tinosorb S – Chất chống nắng phổ rộng, lành tính
Tinosorb S (Bis-Ethylhexyloxyphenol Methoxyphenyl Triazine/Bemotrizinol) được cho là một trong những thành phần kem chống nắng tốt nhất từ trước đến nay. Đây là chất chống nắng phổ rộng, rất lành tính, chống được toàn bộ tia UVB, UVAII lẫn UVAI, đạt đỉnh chống nắng ở khoảng 310 – 345nm. Tính ổn định dưới ánh sáng của Tinosorb S là rất cao, gần như không biến chất khi có tia UV chiếu vào. Ngoài ra, chúng còn giúp ổn định một số chất chống nắng kém ổn định khác như Avobenzone.
Nhược điểm của màng lọc này là để lại lớp dầu, màu vàng nhẹ trên da (vì bản thân chất này ở dạng bột màu vàng được hoà tan trong dầu). Tinosorb S cũng không được FDA chấp thuận sử dụng rộng rãi, vì thế bạn không tìm được chất này trong các loại kem chống nắng từ Mỹ. Bên cạnh đó, chúng sẽ phổ biến vô cùng ở châu Á, châu Âu và châu Úc.
2. Tinosorb M – Màng lọc chống nắng vô cơ lai hữu cơ
Tinosorb M (Methylene Bis-Benzotriazolyl Tetramethylbutylphenol/ Bisoctrizole) là anh em cùng nhà Tinosorb. Điểm đặc biệt của chất này là mang tính “lai” giữa vô cơ và hữu cơ. Đồng nghĩa với việc Tinosorb M có khả năng phản xạ lẫn hấp thụ ánh nắng Mặt Trời. Phổ chống nắng của chúng ở cả 280 – 400nm (tức quang phổ rộng), đạt đỉnh ở 305nm và 360nm. Chất này cũng ổn định được một số chất kém ổn định hơn như Octinoxate và thường được kết hợp với nhiều thành phần kem chống nắng khác nhau. Tinosorb M cũng không được chấp thuận ở thị trường Hoa Kỳ.
Ưu điểm của thành phần này là vô cùng lành tính, da nhạy cảm hay dễ kích ứng vẫn dùng được. Đi kèm theo đó là nhược điểm để lại lớp màng trắng trên da, giống với chị em họ hàng màng lọc vô cơ Zinc Oxide – Titanium Dioxide.
3. Tinosorb A2B – Màng lọc chống nắng thế hệ “mới toanh”
Sinh sau đẻ muộn, Tinosorb A2B (Tris-Biphenyl Triazine) là thế hệ màng lọc “mới toanh” chỉ xuất hiện ở châu Âu kể từ năm 2016. Giống với chị mình là Tinosorb M, màng lọc này lai giữa vô và hữu cơ, tính ổn định cao với ánh sáng và hiệu suất chống nắng (SPF) cao dù chỉ mang nồng độ thấp.
Sự đặc biệt của TinosorbA2B ở chỗ sở hữu màng lọc UVB và UVAII hiệu quả nhất từ trước đến giờ. Nếu mang đi kết hợp với một thành phần kem chống nắng có khả năng chống UVAI tốt, đây là bộ đôi tuyệt vời cho kem chống nắng có quang phổ rộng.
4. Uvinul A Plus – Thành phần chống nắng mới được yêu thích
Sau họ hàng nhà Tinosorb, nhóm Uvinul cũng là những thành phần kem chống nắng thế hệ mới được ưa chuộng. Uvinul A Plus (Diethylamino Hydroxybenzoyl Hexyl Benzoate hay DHHB) có phổ chống nắng rộng từ 320 – 400nm, đạt đỉnh bảo vệ da ở bước sóng 354nm.
Nồng độ sử dụng trong sản phẩm tối đa của DHHB là 10% trên toàn thế giới, ngoại trừ Hoa Kỳ và Canada (chưa được FDA chấp thuận).
5. Uvinul T150 – Màng lọc chống nắng hấp thụ quang ổn định cao nhất
Uvinul A Plus có thêm một thành viên trong gia đình là Uvinul T150 (Ethylhexyl Triazone hay Octyltriazone). Màng lọc có khả năng chống bước sóng trong phạm vi UVB 280 – 320nm, đạt đỉnh ở 314nm, được cho là chất hấp thụ quang ổn định cao nhất trong tất cả chất chống UVB hiện có.
Kết cấu của Uvinul T150 là dạng bột không có màu, không có mùi, hoà tan trong nền dầu, phát huy công dụng tối đa với công thức không chứa hương liệu. Nồng độ cao nhất chúng được sử dụng là 5% (trừ Hoa Kỳ và Canada).
6. Mexoryl SX – Thành phần chống nắng được nghiên cứu bởi L’Oreal
Tập đoàn L’Oreal sở hữu nhiều nhãn hàng và cả sản phẩm kem chống nắng được làn da người Việt ưa chuộng trong nhiều năm. Sau quá trình nghiên cứu, họ ra mắt các thành phần kem chống nắng độc quyền của riêng mình, một trong số đó là Mexoryl SX (Terephthalylidene Dicamphor Sulfonic Acid/Ecamsule). Ngược lại với hầu hết màng lọc, Mexoryl SX hoà tan trong nước, vô cùng bền vững, bảo vệ da khỏi tia UVA với đỉnh chống nắng ở bước sóng 345nm.
Được lưu hành ở châu Âu từ năm 1993, FDA vẫn không chấp nhận thành phần Mexoryl SX của L’Oreal cho đến tận năm 2006. Riêng về mặt y tế, thành phần kem chống nắng này đã được chấp thuận cho cả người lớn lẫn trẻ em trên 6 tháng tuổi. Khả năng chống tia UVA và tính ổn định của Mexoryl SX được nâng cao hơn khi kết hợp cùng Avobenzone.
7. Mexoryl XL – Màng lọc chống nắng độc quyền từ L’Oreal
Thành phần kem chống nắng độc quyền tiếp theo của tập đoàn L’Oreal là Mexoryl XL (Drometrizole Trisiloxane). Được hãng phát triển và cấp bằng sáng chế vào năm 1989, màng lọc có tính chất tan trong dầu, bền vững dưới ánh nắng, chống được tia UVB lẫn UVA với đỉnh ở 303nm và 344 nm. Khi kết hợp cùng anh em là Mexoryl SX, màng lọc được tăng tác dụng chống tia cực tím.
Mexoryl XL thích hợp cho công thức chống nước, dung nạp tốt, không gây dị ứng nên phù hợp với làn da nhạy cảm. Ngoài ra, chúng an toàn cho sức khoẻ và cả môi trường, đặc biệt là các rạn san hô.
8. Mexoryl 400 – Màng lọc chống nắng hữu cơ mới nhất hiện nay
Em út mới toanh của nhà Mexoryl không thể không nhắc tới Mexoryl 400 (Methoxypropylamino Cyclohenylidene Ethoxyethylcyanoacetate). Đây là màng lọc mới được thông qua tại châu Âu, bảo vệ da khỏi tia UVA, đạt đỉnh ở bước sóng 385nm. Hiện thành phần chống nắng này được dùng ở nồng nộ tối đa là 3% trong mọi sản phẩm.
Thành phần chống nắng hữu cơ phổ thông
1. Avobenzone – Màng lọc chống nắng được cấp phép trên toàn thế giới
Avobenzone (Butyl Methoxydibenzoylmethane) là thành phần kem chống nắng duy nhất được sử dụng rộng rãi một cách hợp pháp trên toàn thế giới. Phổ chống nắng của màng lọc là toàn bộ bước sóng tia UVAI, UVAII, từ 310 – 400nm, đạt đỉnh chống nắng ở 360nm.
Nhược điểm vô cùng lớn của Avobenzone là tính bền vững cực kém. Dưới ánh sáng Mặt Trời, chúng mất đi 36% khả năng hấp thụ tia cực tím chỉ sau 1 giờ đồng hồ. Đây chính là một trong những lý do chúng ta được khuyên nên thoa lại kem chống nắng thường xuyên để bảo vệ da hiệu quả. Là người tiêu dùng, bạn không cần quá lo lắng về điều này vì Avobenzone giờ đây đã được kết hợp với nhiều màng lọc tiên tiến khác để gia tăng độ bền vững.
2. Homosalate – Thành phần chống nắng hữu cơ phổ biến
Homosalate – thành phần kem chống nắng tiếp theo có tác dụng bảo vệ da khỏi tia UVB ở bước sóng 295 – 315nm, đạt đỉnh bảo vệ tại 306nm. Bản thân Homosalate đứng một mình không phải là màng lọc chống nắng mạnh mẽ, chúng kém ổn định với ánh sáng, chỉ cung cấp SPF 4.3 ở nồng độ 10% và mất đi tận 10% SPF chỉ trong 45 phút. Vì thế, màng lọc này thường được kết hợp với nhiều chất khác.
Ưu điểm của Homosalate nằm ở dạng chất lỏng và dễ hoà tan các chất chống nắng dạng bột khác như Avobenzone. Tuy nhiên trong các nghiên cứu ống nghiệm, Homosalate chỉ ra nó có thể gây một số hoạt động liên quan đến estrogen. Bạn cần cân nhắc khi dùng màng lọc này lâu dài và trên toàn thân.
3. Octinoxate – Màng lọc chống nắng thiếu tính ổn định
Cũng như Avobenzone, Octinoxate (Ethylhexyl Methoxycinnamate) được dùng phổ biến trên nhiều quốc gia. Thành phần kem chống nắng này bảo vệ da khỏi tia UVB với bước sóng 280 – 320nm, đạt đỉnh bảo vệ tại 310nm.
Octinoxate không ổn định dưới ánh nắng Mặt Trời, dễ mất hiệu quả, cụ thể là 10% SPF chỉ tỏng 35 phút ngắn ngủi. Chúng cũng rất cần được kết hợp với nhiều màng lọc thế hệ mới hơn để gia tăng tính ổn định và khả năng bảo vệ da.
4. Octisalate – Thành phần chống nắng dạng lỏng
Octisalate (Ethylhexyl Salicylate, Octyl Salicylate) là thành phần kem chống nắng có dạng chất lỏng, tính nhờn, từ không màu đến ngả vàng nhạt. Octisalate chống được tia UVB có bước sóng 280 – 320nm, hấp thu cực đại tại 306nm. Màng lọc này hay đứng cùng với nhiều chất khác để bảo vệ da tối ưu.
Ở Hoa Kỳ và châu Âu, Octisalate được dùng ở nồng độ tối đa 5%. Còn ở Nhật Bản, con số này lên đến 10%.
5. Màng lọc chống nắng Octocrylene
Tiếp tục vẫn là một thành phần kem chống nắng được sử dụng rộng rãi trên thế giới có tên là Octocrylene. Màng lọc bảo vệ da khỏi tia UVB, một phần tia UVAII với độ hấp thu cực đại 304nm. Hiệu quả của chúng mất đi khoảng 10% SPF sau 95 phút, thường dùng để ổn định vài chất khác kém bền vững hơn như Avobenzone và cải thiện khả năng kháng nước của kem chống nắng.
Tuy vẫn có khả năng gây kích ứng với da nhạy cảm, nhìn chung Octocrylene vẫn khá an toàn trên làn da. Bạn không phải lo lắng khi bắt gặp chất này trong mỹ phẩm của mình.
6. Oxybenzone – Màng lọc chống nắng tính ổn định cao
Oxybenzone (Benzophenone-3) hấp thụ tia chủ yếu tia UVB và UVAII ở bước sóng 280 – 350nm. Màng lọc có tính ổn định cao nhưng lại yếu ớt trong khả năng hấp thụ UV nên hay được dùng kết hợp với nhiều chất khác. Nói cách khác, Oxybenzone thích hợp làm chất ổn định hơn so với chất chống nắng.
Xét về mức an toàn BP-3 có phân tử nhỏ (228Da), ưa dầu nên hấp thụ rất tốt. Độ hấp thụ tốt đến mức nghiên cứu chỉ ra có thể phát hiện thấy chúng trong nước tiểu chỉ sau 4 giờ sử dụng.
7. Iscotrizinol (Diethylhexyl Butamido Triazone/ Uvasorb HEB)
Iscotrizinol (Diethylhexyl Butamido Triazone/ Uvasorb HEB) tan trong dầu, bảo vệ da khỏi tia UVB, UVAII với bước sóng đạt đỉnh là 310nm. Chỉ cần nồng độ thấp, Iscotrizinol đã đạt hiệu quả SPF 12,5 với 10%, thích hợp cho kem chống nắng chống thấm nước.
Xét về tính ổn định, Iscotrizinol là bất bại. Màng lọc mất đi 10% SPF sau tận 25 giờ (trong khi đó khoảng thời gian 2 giờ đã được xem là ổn định) trong giới thành phần kem chống nắng hoá học. Nồng độ sử dụng Iscotrizinol là 10% ở châu Âu và 5% ở Nhật Bản nhưng vẫn chưa có mặt ở Mỹ do không được FDA chấp thuận.
8. PABA – Thành phần chống nắng cần lưu ý
PABA (Ethylhexyl Dimethyl PABA/ Octyl Dimethyl PABA/ Eusolex 6007) không phải là chất chống nắng thường gặp trong mỹ phẩm. Mặc dù có khả năng chống UVB trong khoảng 290-320nm, PABA cực kỳ mất ổn định. Chúng mất 10% hiệu quả chỉ trong 20 phút và 50% hiệu quả trong 85 phút. Đây còn là chất gây dị ứng phổ biến trong kem chống nắng và gây một số tác dụng nội tiết trong nghiên cứu ở động vật.
Ở châu Âu, 8% là nồng độ tối đa PABA được sử dụng và con số đó ở Nhật Bản là 3%. Trên thực tế có nhiều chất mang lại hiệu quả cao hơn và lành tính hơn hẳn so với PABA.
9. Butyloctyl Salicylate (TEA-Salicylate)
Không hẳn là màng lọc chống nắng Butyloctyl Salicylate (TEA-Salicylate), loại muối Triethanolamine này của Salicylic Acid (BHA) giúp tăng chỉ số kem chống nắng. Chủ yếu chúng được dùng để hoà tan Oxybenzone, Avobenzone hoặc một số màng lọc khác. Riêng về mặt thẩm mỹ, Butyloctyl Salicylate mang lại cảm giác ẩm mượt dễ chịu cho da.
10. Parsol SLX – Chất chống nắng gốc silicone
Khác với các chất chống nắng từ đầu bài, Parsol SLX (Polysilicone-15) có gốc silicone chuyên dùng để bảo vệ da khỏi bước sóng tia UVB 290 – 320nm, đạt đỉnh tại 312nm. Kết cấu của thành phần kem chống nắng này ở dạng lỏng, không màu đến vàng nhẹ, ít gây bóng hơn hẳn so với các chất khác.
Có thể nói vui rằng Parsol SLX “teamwork” tốt khi ổn định được Avobenzone, chất chống nắng rất kém ổn định và phát huy tốt khả năng chống nắng khi kết hợp cùng Ensulizole. Nồng độ cho phép của màng lọc là 10% ở hầu hết mọi nơi trên thế giới (trừ Hoa Kỳ).
11. Ensulizole – Màng lọc chống nắng phổ biến
Cuối cùng trong danh sách các chất chống nắng phổ biến lần này là Ensulizole (Phenylbenzimidazole Sulfonic Acid). Màng lọc chống nắng trong khoảng 280 – 320nm, chống tia UVB và mang đỉnh chống nắng ở 306nm. Đây là chất lý tưởng khi dùng trong công thức kem chống nắng cho da dầu vì đặc tính tan trong nước.
Ensulizole ổn định với ánh sáng, có khả năng bảo vệ các màng lọc kém bền vững hơn như Avobenzone. Tại Hoa Kỳ, Ensulizole được dùng tối đa 4% và tại châu Âu là 8%.
Top 8 kem chống nắng phổ rộng hot nhất hiện nay (2024)
• Kem Chống Nắng Đa Tầng GUO – Multi Protection Sun Cream SPF 50+ PA+++
• Kem chống nắng bí đao The Cocoon
• La Roche-Posay Anthelios UVmune400
• L’Oreal UV Defender Invisible Fluid
• Martiderm Proteos Cream SPF 50+
• Heliocare 360 Pigment Solution Fluide
• Bioderma Photoderm Aquafluide
• Anessa Perfect UV Sunscreen Skincare Milk
Kem Chống Nắng Đa Tầng GUO – Multi Protection Sun Cream SPF 50+ PA+++
Original price was: 380.000 ₫.268.000 ₫Current price is: 268.000 ₫. Thêm vào giỏ hàngSữa Rửa Mặt Than Tre Tràm Trà GUO – Acne Solution Cleansing Cream GUO
100.000 ₫ – 190.000 ₫ Lựa chọn các tùy chọnNước Tẩy Trang B5 GUO – Calming Micellar Cleansing Water GUO sạch sâu, làm dịu da
49.000 ₫ – 109.000 ₫ Lựa chọn các tùy chọnMặt Nạ Đất Sét Tràm Trà – GUO Tea Tree Mask
Original price was: 160.000 ₫.140.000 ₫Current price is: 140.000 ₫. Thêm vào giỏ hàng
Tổng kết
Trên đây là tổng hợp 15 thành phần (màng lọc) kem chống nắng mới nhất 2024 mà GUO chia sẻ đến bạn đọc. Với điều kiện thời tiết nắng nóng, oi bức như Việt Nam, việc lựa chọn được sản phẩm chống nắng phổ rộng an toàn, phù hợp với làn da là vô cùng cần thiết để bảo vệ da khỏi các tác động của ánh nắng và môi trường. Hy vọng bài viết đã đem đến nhiều thông tin hữu ích và đừng quên tham khảo thêm các bài viết khác của GUO để cập nhật nhanh nhất bảng thành phần mỹ phẩm hot nhất trên thị trường nhé!