Thành phần trong một thỏi son môi như thế nào là tốt cho môi?. Trên thị trường bây giờ, có rất nhiều dòng son và giá cả khác nhau. Thoạt nhìn những màu son, và chất son đều giống nhau. Vậy tại sao giá cả lại chênh lệch như vậy?. Và điều gì trong thỏi son đã giúp cho thỏi son ấy trở thành thỏi son có tên tuổi và được các nàng tin dùng?
Son môi từ lâu đã trở thành vật bất li thân của các cô nàng. Bởi son môi luôn là trợ thủ đắc lực cho các nàng, giúp các nàng tươi tắn trong thấy. Nhưng rất ít người biết được thành phần chủ yếu trong một thỏi son môi mình đang dùng.
Son môi cũng như các loại mỹ phẩm thường gặp khác. Đều chứa những thành phần hóa rất đa dạng, một số thành phần rất có hại nhưng ngược lại, có những thành phần rất an toàn. Các nàng có hiểu hết về công dụng của các thành phần trong một thỏi son môi chưa?. Hãy cùng GUO tìm hiểu về chúng nhé, sẽ giúp cho các nàng lựa chọn sản phầm an toàn hơn.
Thông tin bài viết
1. Sáp:
Thành phần trong một thỏi son môi mà ở bất kì thỏi son nào cũng có là sáp. Vậy sáp là gì?. Sáp là thành phần giúp tạo khuôn cho son đồng thời tạo độ bóng, trơn và độ bám cho môi. Một số tên gọi các loại sáp tự nhiên phổ biến dùng để làm son hiện nay : sáp ong, sáp Carnabu, sáp Candelila và sáp mỡ cừu.
Sáp ong: sáp ong hay còn được gọi là beewax – loại sáp này được sử dụng nhiều nhất trong son môi thông thường.Vì đặc tính dễ tìm, thiên nhiên, và giá thành hợp lý.
Sáp Canadelilla : một loại sáp được chiết xuất từ lá cây Canadelilla – một loại cây dại ở Mexico.
Sáp Carnauba hoặc sáp Brazil: được lấy từ cây cọ Carnauba. Sáp Carnauba này được mệnh danh là nữ hoàng của những loại sáp. Đây là loại sáp lâu tan nhất trong tất cả các loại sáp. Nên thỏi son nào có chưa thành phần này trong một thỏi son đều có một khả năng chịu nhiệt rất cao. Dùng được dưới trời nắng và quan trọng là giúp son không bị tan đi nhanh chóng, thường có chi phí khá cao. Vì thế son môi có chứa loại sáp này thường có xu hướng đắt tiền.
2. Dầu (oil):
Thành phần trong một thỏi son môi cũng không kém phần quan trọng. Đó là Dầu.
Nếu như sáp giúp cho định hình một thỏi son môi thì dầu có tác dụng giữ ẩm và tạo độ mềm mượt cho môi. Đây là một trong những thành phần quan trọng cấu tạo, và hình thành lên đặc tính của son dưỡng.
Loại dầu được sử dụng phổ biến nhất là dầu thầu dầu hay còn được gọi là Castor Oil. Chúng ta có những loại dầu cũng thương đối phổ biến trong việc sản xuất son như: dầu ô liu, dầu khoáng, dầu thực vật, ngoài ra còn có lanoli và coca butter. Ở tất cả các loại dầu nói trên, đều có một đặc tính đó là làm mềm thỏi son hoặc làm mềm da môi sau khi bôi son, đồng thời tạo ra độ bóng. Giúp cho đôi môi trong tươi trẻ, và hạn chế nếp nhăn môi.
Ngoài ra, dầu còn có nhiệm vụ quan trong là hòa tan các loại chất tạo màu trong son hoặc các chât hòa tan khác.
Có thể thấy dầu và sáp là 2 yếu tố quan trọng, chiếm 60-65% trọng lượng của một thỏi son. Và là một trong những yếu tố quyết định giá tiền của một thỏi son đã thành phẩm.
Nếu các nàng để ý bảng thành phần của một thỏi son môi được in trên vỏ son sẽ thấy rằng : sọn dạng sheer sẽ có nhiều thành phần dầu hơn. Trong khi son dạng creme chứa nhiều sáp hơn.
3. Chất tạo màu:
Tuy rằng , thành phần trong một thỏi son môi này không quan trọng như sáp và dầu, mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Nhưng lại vô cùng quan trọng dối với một thỏi son vì nó quyết định màu sắc, vẻ đẹp của đôi môi sau khi tha son. Chất tạo màu bao gồm bột màu và son dạng lỏng. Tùy vào màu sắc của thỏi son mà nhà sản xuất sẽ sử dụng chất tạo màu với nguồn gốc khác nhau.
Điển hình như là chất tạo màu son đỏ, còn gọi là Carminic Acid, có nguồn gốc từ bọ cánh kiến đỏ sống trên cây xương rồng. Được điều chế bằng cách đun sôi loài côn trùng này trong dung dịch aminiac sau đó thêm phèn. Đối với những sản phẩm nguồn gốc rõ ràng.
Ở những thỏi son có nguồn gốc không rõ ràng. Chúng ta sẽ tìm thấy một loại bột màu gây ảnh hướng xấu cho da đó là than màu. Than màu là một sản phẩm phụ của than cốc, mà nếu sử dụng lâu dài sẽ gây buồn nôn, đau đầu và kích ứng da.
4. Cồn và chất tạo mùi hương:
Thành phần trong một thỏi son môi gây tranh cải nhiều nhất đó là Cồn và Chất tạo mùi hương. Bởi sự đánh giá của người tiêu dùng được chia ra 2 trường phái đó là : cồn và chất tạo mùi hương là một trong những nguyên gây dị ứng da môi gây khô, nứt,nẻ.
Tuy nhiên, việc chăm sóc môi không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kích da môi làm cho da môi khô, nứt.
Cồn đã được xử lý sẽ được dùng làm chất dung môi giữa sáp và dầu dùng để làm son. Trong khi, các loại mùi hương nhân tạo dùng để che đi mùi hương của các thành phần hóa học.
5. Chất bảo quảng và chất chống oxi hóa:
Hai chất này được cho vào thành phần của một thỏi son ở một liều lượng nhất định. Giúp hạn chế quá trình oxi hóa của son và có mùi hôi.
Hạn sử dụng son mà các nhà sản xuất son đưa ra. Đó là 3 năm đối với son chưa mở nắp. Và 2 năm mới son đã mở nắp. Nhưng theo cá nhân GUO và kinh nghiệm mà GUO đúc kết các nàng khui son chỉ nên sử dụng 1-1.5 năm.
Vì khi các nàng khui son mở son ra xài liên tục. Đã gián tiếp làm oxi thỏi son mình đang sử dụng. Và đồng thời làm bay những dưỡng chất của cây son vốn có.
Đó là lý do tại sao có những cây son bạn xài ban đầu rất mượt mà nhưng về sau lại gây khô môi. Những lúc như thế thỉnh thoảng bạn nên xem lại quá trình chăm sóc môi các bạn có đúng không nhé. Vì chăm sóc môi không đúng cách cũng có thể làm những dưỡng chất son không hấp thụ được gây khô và nứt, nẻ cho môi.
6. Thành phần trong một thỏi son môi cuối cùng là thành phần tạo hiệu ứng nhũ:
Một trong nhũng thành phần trong son môi mà mọi người hay hiểu nhầm nhất. Bởi vì thành phần tạo hiệu ứng nhũ còn có thê Pearl Essernce. Trái ngược với cái tên, Pearl Essernce không phãi được làm từ ngọc trai. Mà được làm từ những lớp vỏ lấp lánh của cá như cá trích. Ngoài ra, có những thành phần tương tự như silica và mica. Đây là một trong những thành phần giúp son môi lấp lánh.
Đặc biệt thích hợp cho những dịp đặc biệt như : lễ , tiệc , hẹn hò vào ban đêm. Vì vào ban đêm lớp son sẽ phản chiếu ánh sáng khiến cho đôi môi bạn long lanh, rực rỡ.
Ngoài ra, son môi còn chứa một lượng nhỏ các chất làm mềm môi nhơ Vitamin E, bơ hạt mỡ và cây lô hội để tăng độ dưỡng ẩm cho môi.
Những bài viết dưới đây sẽ rất hữu ít cho các nàng. Cùng GUO chia sẽ nhé.
Các nàng có thể cho thêm nhận xét và bình luận ở dưới bài viết. Để GUO có động lực viết bài tiếp cho các nàng. Hoặc có thắc mắc các bạn có thể liên hệ trực tiếp qua facebook của GUO sẽ được trả lời nhanh hơn nhé.
#1. Top 7 Thỏi SON DƯỠNG GIÁ RẺ CHẤT LƯỢNG Siêu Tốt
——————————————————————————————
#2. MÔI KHÔ NỨT NẺ, CHẢY MÁU – Cảnh Báo Tình Trạng Sức Khỏe
——————————————————————————————
#3. Câu chuyện về những màu son sạch và nụ cười tỏa nắng của cô gái yêu son
Hãy Đến Với GUO, Bạn Chỉ Việc Xinh Đẹp – Còn Tất Cả Hãy Để GUO Lo
Lovely – Organic & Natural