Vì Sao Sử Dụng Son Dưỡng Hàng Ngày Nhưng Môi Vẫn Khô?

Tình trạng môi khô nứt nẻ thậm chí chảy máu chắc chắn ai cũng sẽ khó chịu. Môi thì không chịu “ăn son”, cứ phải dặm đi dặm lại nhiều lần trong ngày. Hoặc chảy máu nặng tới mức không sử dụng được son màu nữa mặc dù bạn sử dụng son dưỡng hàng ngày. Đây là một số lí do khiến bạn gặp phải tình trạng này. Cùng GUO xem nhé!

Có Phải Son Dưỡng Nào Cũng Tốt?

Hầu hết các chị em đều có suy nghĩ “son dưỡng chỉ chứa các dưỡng chất cho môi thì làm sao có hại được” đúng không ạ. Đây là một quan niệm cực kì sai lầm. Và cũng có thể đó là nguyên nhân chính gây nên tình trạng trên của bạn.

Son dưỡng giống như một lớp khóa ẩm, hạn chế tình trạng thoát ẩm khi trời nóng, khô hanh. Son dưỡng thường gồm 2 thành phần cơ bản là: Exfoliants – chất tẩy da chết và Emolients – chất làm mềm môi. 2 thành phần này thường được biết đến là Mineral Oil – dầu khoáng, Salicylic Acid, Camphor – long não, Phenol, Menthol – tinh dầu bạc hà,… Petrolatum, Mineral Oil và Vaseline là những cái tên quen thuộc trong bảng thành phần son môi. Dù đã được FDA – Cục quản lí thực phẩm và dược phẩm Hoa Kì chứng nhận không gây hại cho sức khỏe… NHƯNG không có nghĩa nó ảnh hưởng tốt tới môi vì những chất này có nguồn gốc từ dầu mỏ.

Theo Học Viện Da Liễu Hoa Kì, hương liệu trong son dưỡng cũng là tác nhân khiến môi khô ngày càng khô. Ví dụ như hương liệu từ Quế làm môi bị rát giống như cảm giác lúc bị nứt môi mà ăn đồ mặn. Hay cảm giác the mát từ hương liệu của bạc hà cũng khiến môi nhạy cảm hơn dưới tác động của môi trường.

Môi của chúng ta có khả năng tự hồi phục và cấp ẩm cho chính nó. Nhưng với những thành phần như trên, ban đầu mới sử dụng có thể môi bạn rất mềm. Nhưng nếu để ý, sau khoảng 1-2 tháng sẽ thấy môi không còn “khớp” với loại son dưỡng đó nữa. Vì vậy, việc bạn có chú ý tới thành phần son lúc mua hay không quyết định 90% tình trạng môi khô nứt nẻ.

Liều Lượng Sử Dụng

Thoa son dưỡng càng nhiều càng tốt? Không hẳn là như bạn nghĩ đâu. Thật ra để môi có thể hấp thu tất cả dưỡng chất từ son thì phải đảm bảo “môi sạch”. Tốt nhất bạn nên sử dụng theo liều lượng như sau:

  • Sáng: vệ sinh cá nhân xong, thoa son dưỡng trước khi apply son màu.
  • Trưa: ăn trưa xong lớp son màu bay mất – tẩy trang sạch lớp son đó – thoa lớp son dưỡng mới
  • Tối: sau khi tẩy trang sạch sẽ, thoa son dưỡng trước khi đi ngủ.

Có nghĩa là một ngày chỉ nên sử dụng 3 lần và thoa lúc môi bạn thật sự sạch. Nếu môi có khô khó chịu quá bạn có thể sử dụng thêm vài lần, nhưng sau mỗi lần đó nên lâu sạch đầu son để tránh việc bụi bẩn bám trên son lâu ngày. Vậy nhận định thoa son dưỡng càng nhiều càng tốt là không đúng nhé. Bất cứ thứ gì cũng vậy, nên có liều lượng và giới hạn của nó.

Cách Chấm Dứt Tình Trạng Môi Khô Đáng Ghét

Chọn Son Dưỡng Organic

Son handmade KHÔNG phải là son Organic. Bạn không được nhầm lẫn chi tiết này. Sản phẩm handmade thì không cần kiểm duyệt gì cả nhưng Organic thì khác. Muốn được gắn mác Organic phải trải qua rất nhiều lần kiểm duyệt gắt gao cũng như phải có đầy đủ chứng nhận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Ví dụ như Son Sạch Không Chì GUO 100% Organic đã có giấy chứng nhận của Bộ Y Tế – Chứng nhận QUATEST3 về sản phẩm không chì.

Để nhận biết được son này là son Organic hay không thì nhanh nhất là nhìn vào thành phần. Thành phần của nó thường có Shea Butter – bơ hạt mỡ, jojoba oil Hyaluronic acid. Dầu hạnh nhân, dầu cám gạo, dầu Argan, dầu hạt mè, dầu nụ tầm xuân. Chần chừ gì nữa, dành trọn tình yêu cho đôi môi chỉ với 180k.

Son Dưỡng Trị Thâm Chuyên Sâu Không Chì GUO

Son Dưỡng Trị Thâm Chuyên Sâu Không Chì GUO

Đắp Mặt Nạ Cho Môi

Cũng như da mặt, thậm chí da môi còn mỏng hơn rất nhiều. Vậy tại sao da mặt được đắp mặt nạ còn da môi thì không. Các sản phẩm mặt nạ cho môi vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam lắm và giá thành hơi cao. Cũng không cần tới chúng đâu vì có thể thay thế bằng các nguyên liệu tự nhiên như dưa leo, nha đam, lô hội,… Một tuần đắp cho môi từ 2-3 lần sẽ giúp môi hồng hào, mịn màng không còn nứt nẻ chảy máu và dễ “ăn son” hơn.

Tẩy Da Chết Cho Môi

Chanh, Baking Soda hay kem đánh răng không mang “sứ mệnh” tẩy da chết môi đâu ạ. Vì thế đừng truyền tai nhau những công dụng thần thánh của chúng nữa.

Chanh chứa axit lactic. Có khả năng bắt nắng và gây rát ở những vùng da nhạy cảm như môi, mắt và các vết mụn. Do đó sau khi dùng chanh tẩy da chết môi càng tối màu hơn khi ra nắng. Chỉ nên dùng chanh tẩy da chết ở những vùng da dày như dầu gối, khuỷu tay, gót chân. Đừng dùng cho môi nhé.

→ Còn Baking Soda và kem đánh răng có tính chất tẩy, lột đi lớp da mỏng bên ngoài. Người ta hay dùng Baking soda để tẩy rửa, bạn lại mang đi tẩy môi. Vậy chất tẩy rửa sẽ trôi vô miệng bạn hay đi đâu?

Và cũng có người dùng đường ăn bình thường pha với dầu dừa làm hỗn hợp tẩy da chết. Cách này không sai nhưng lại càng không đúng. Vì hạt đường ở nhà rất to, nó không thể len vào kẽ môi để lấy đi lớp da chết được. Dầu dừa cũng vậy, phân tử dầu dừa lớn. Không thể thấm ngay qua lớp biểu bì ngay được nên sau khi rửa sạch thì cũng chẳng còn dưỡng chất nào nằm lại trên môi. Các sản phẩm tẩy da chết hiện nay có giá rất bình dân. Tẩy da chết đường nâu GUO chỉ có 120.000 mà sử dụng trung bình 6 tháng mới hết. Mỗi tháng 20.000, mỗi tuần chỉ mất 5.000 đồng. Vậy có lãng phí không nè?

Hãy Đến Với GUO, Bạn Chỉ Việc Xinh Đẹp – Còn Tất Cả Hãy Để GUO Lo.  

Lovely – Organic & Natural 

GUO – Mỹ Phẩm Xanh Sạch

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *