[Giải mã] Các chỉ số kem chống nắng SPF, PA, PPD là gì? Bao nhiêu là tốt?

Hấp thụ ánh nắng mặt trời giúp cung cấp Vitamin D cho xương chắc khỏe và tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc để cơ thể tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng cũng tốt bởi các tia tử ngoại (tia UV hay tia cực tím) trong ánh nắng mặt trời cũng đem đến không ít hiểm họa tiềm ẩn cho làn da. Phổ biến nhất phải kể đến như lão hóa da, thâm sạm, đen nám, hay thậm chí là ung thư da.

May mắn rằng ngày nay, dưới sự phát triển mạnh mẽ của thị trường mỹ phẩm, các nhà sản xuất đã nghiên cứu và cho ra đời nhiều dòng kem chống nắng tối ưu để bảo vệ làn da khỏi các tác động xấu từ ánh nắng mặt trời. Nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu hết các chỉ số trên kem chống nắng mà mình đang dùng không? Nếu chưa thì đừng bỏ lỡ bài viết này nhé, bởi GUO sắp giải mã tất tần tật thắc mắc về chỉ số trên kem chống nắng và căn cứ vào đó, bạn có thể chọn được cho mình dòng kem chống nắng phù hợp nhất đấy!

Tia UV là gì? Tác động của tia UV đối với cơ thể

Tia UV là gì?

Tia UV hay còn gọi là tia cực tím, là sóng điện từ có bước sóng trong khoảng 10nm – 400nm. Dựa vào tác dụng sinh lý mà tia UV đã được phân thành 3 loại: Tia UVA, UVB và UVC. Chi tiết như sau:

Tia UVA là gì?

Là tia chiếm đến 95% lượng tia cực tím trong không khí, chúng có khả năng xuyên thấu qua các lớp biểu bì da gây ra tác hại nghiêm trọng đến làn da. Tia UVA có bước sóng dài 315 – 400nm, do đó mà khi xâm nhập vào da, tia UVA làm biến tính các collagen và elastin khiến cho tốc độ lão hóa da diễn ra nhanh hơn. Đồng thời, làm tăng các hắc sắc tố melanin gây nên vấn đề về sạm, nám, đen da thường thấy.

Như đã đề cập, tia UVA có bước sóng dài, nên chúng có thể linh hoạt xuyên qua mọi chất liệu, kể cả lớp tường dày. Vì vậy mà các chuyên gia da liễu luôn khuyến khích bạn nên bôi kem chống nắng ngay cả khi ở nhà.

Tia UVB là gì?

Tia UVB chỉ chiếm khoảng 5% lượng tia cực tím trong không khí, có bước sóng ngắn từ 280nm – 315nm. Tuy vậy thì làn da khi tiếp xúc với tia UVB trong thời gian dài cũng gây nên những tình trạng như da bị bỏng rát, cháy đỏ, đôi khi còn khiến cơ thể bị nhức mỏi và cảm sốt.

Điển hình như khi hoạt động liên tục nhiều giờ ở ngoài trời hay đi tắm biển, nếu không sử dụng kem chống nắng hoặc không thường xuyên bôi lại thì da của bạn sẽ dễ bị cháy đỏ từng mảng, sạm da. Nhưng để giải oan cho UVB thì ở cường độ nhẹ, tia UVB vẫn giúp tổng hợp Vitamin D trong cơ thể.

Tia UVC là gì?

Tia UVC có khả năng gây ung thư da, là tia có bước sóng ngắn nhất và cho đến hiện tại thì chúng không được tìm thấy trong khí quyển của trái đất bởi đã được tầng ozone, phân tử oxy và hơi nước ở tầng khí quyển hấp thụ toàn bộ.

Các loại tia uv trong ánh nắng mặt trời

Các loại tia uv trong ánh nắng mặt trời

Tác động tích cực của tia UV

♥ Tia UV khi được hấp thụ đúng cách sẽ giúp tổng hợp vitamin D và điều trị một số loại bệnh liên quan đến da.

♥ Tia UV cũng có tính khử khuẩn rất mạnh nên được ứng dụng trong việc khử khuẩn nước và không khí.

♥ Giúp thúc đẩy các quá trình hoạt động chính của cơ thể.

♥ Tác dụng trong chiếu xạ trực tiếp: Các loại đèn diệt khuẩn sẽ được treo lên ở một độ cao nhất định sao cho tia UV chiếu rọi trực tiếp ở nơi làm việc.

♥ Trong chiếu xạ gián tiếp: Tia UV được đặt hướng lên trần nhà nhằm phá hủy các loại vi khuẩn ở trên. Do ảnh hưởng của các dòng đối lưu, lớp không khí bên trên đã được khử khuẩn sẽ được thay thế bằng lớp không khí bên dưới chưa diệt khuẩn. Sau quá trình thực hiện, toàn bộ không khí sẽ được khử khuẩn.

Tác hại của tia UV với cơ thể

– Một số nghiên cứu chỉ ra rằng 90% nguyên nhân gây nên căn bệnh ung thư da là do tác hại của tia UV gây nên. Và các dấu hiệu của ung thư da mà con người có thể gặp phải như: xuất hiện các đốm tím hoặc mảng đỏ trên da, mụn cứng ở mí mắt, nốt ruồi xuất hiện bất thường trên da,…

–  Tác hại thứ hai là tia UV khiến da bị cháy nắng. Da chúng ta tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài mà không có các biện pháp chống nắng sẽ dần chuyển sang màu đỏ, do lúc này máu chảy vào vùng da bị tổn thương để chữa lành chúng.

– Tia UV còn gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch

– Và tia UV cũng có thể gây tổn thương vùng mắt, tóc. Khi tiếp xúc quá lâu với tia UV ở cường độ cao sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận và gây ‘‘bỏng” lên các bề mặt của mắt. Trường hợp phơi nắng quá lâu trong thời gian dài thì tia UV còn có thể làm tăng nguy cơ phát triển các tổn thương mắt như: đục thủy tinh thể, cườm mắt, suy hoại đến võng mạc, thậm chí là tình trạng lòa hay mù mắt.

Các Chỉ Số Cần Lưu Ý Trong Kem Chống Nắng (2024)

Tác động của ánh nắng mặt trời lên da

Tác động của ánh nắng mặt trời lên da

Với các tác hại nêu trên, việc tìm cách chống lại các tác hại của ánh nắng mặt trời là vô cùng cần thiết. Nhưng để chọn được sản phẩm phù hợp, an toàn cho làn da thì bạn cần nắm rõ ý nghĩa của các chỉ số trên kem chống nắng dưới đây:

Chỉ số SPF trong kem chống nắng

SPF (Sun Protection Factor) là chỉ số thể hiện khả năng chống nắng, bảo vệ da khỏi tia UVB của kem chống nắng. Chỉ số này đo lường khoảng thời gian mà da của một người bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu sạm đi nếu không dùng kem chống nắng. Thực tế thì chỉ cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng 10 – 20 phút mà không dùng kem chống nắng thì da của bạn đã sạm đi. Loại kem chống nắng có chỉ số SPF 15 thì giúp da chống nắng gấp 15 lần (khoảng 2,5 đến 5 giờ).

Tuy nhiên, không có nghĩa là của bạn sẽ hoàn toàn được bảo vệ trong suốt 5 giờ mà có thể quá trình đổ mồ hôi, tiếp xúc với nước, khói bụi cũng làm trôi đi nhiều lớp kem chống nắng. Vì vậy mà bác sĩ chuyên khoa da liễu thường khuyên chúng ta cần bôi lại kem chống nắng sau khoảng 2 – 4 giờ/lần.

Một sai lầm phổ biến ở nhiều khách hàng chính là nghĩ rằng kem chống nắng có chỉ số SPF càng cao thì bảo vệ da càng tốt, ví dụ SPF 30 sẽ tốt gấp hai lần kem chống nắng có SPF 15. Giải đáp cho vấn đề này, các bác sĩ da liễu cho biết rằng SPF không phải là “Chỉ số thân thiện với người dùng” như bạn nghĩ.

Kem chống nắng có chỉ số SPF 15 có thể ngăn chặn khoảng 94% tia cực tím trong ánh nắng mặt trời, trong khi SPF 30 chặn được khoảng 97% và SPF 45 thì chặn được 98%. Điều này cho thấy tuy tăng SPF lên đến gấp 3 lần nhưng tỷ lệ chống nắng không hề tăng cao như bạn nghĩ mà chỉ thêm 4%. Chưa kể một số loại kem chống nắng để tạo được chỉ số SPF cao đã sử dụng nhiều thành phần chống nắng có khả năng gây kích ứng, dị ứng với da nên bạn cần cân nhắc khi lựa chọn.

Chỉ số spf trong kem chống nắng

Chỉ số spf trong kem chống nắng

Chỉ số PA trên kem chống nắng

Ở châu Á thì chỉ số thể hiện khả năng lọc tia UVA thường được viết là PA (Protection Grade of UVA). Chỉ số này của kem chống nắng cho da do Hiệp hội mỹ phẩm Nhật Bản công bố. PA được quy đổi từ PFA (Protection Factor of UVA) hay còn gọi là UVA-PF (UVA – Protection Factors) là nhân tố chống nắng, giúp bảo vệ da dưới tác động của tia UVA. PFA được tính dựa trên MPPD (Minimal Persistent pigment darkening dose) là liều lượng UVA tối thiểu để gây rám da trong vòng 2 – 4h sau khi phơi nắng.

Tuy vậy, ngày nay các sản phẩm kem chống nắng đều cung cấp chỉ số lọc tia UVA bền bỉ hơn trên da và được ước chừng:

• 4 – 8 giờ (PA++)
• 8 – 12h (PA+++)
• Hơn 16h (PA++++)

Dấu “+” đính kèm chỉ số theo ngàng mỹ phẩm Nhật Bản chia thành các mức độ:

PA+: Khả năng chống tia UVA, ở mức 40 – 50%
PA++: Chống UVA tương đối tốt ở mức 60 – 70%
PA+++: Chống tia UVA tốt đến 90%
PA++++: Chống tia UVA rất tốt đến hơn 95%

Đối với một số sản phẩm kem chống nắng sẽ không có kí hiệu của PA, mà thay vào đó bạn có thể kiểm tra bằng các tên viết tắt như UVA – UVB, UVA/UVB hoặc UVA1, UVA2. Hoặc các ký hiệu tùy theo quy định riêng của một số thương hiệu, Quốc gia, Tổ chức. Ví dụ SPF 50 – 12 có nghĩa là chỉ số SPF 50 và PA+++.

Được sử dụng ở nước châu Á như Hàn Quốc và Nhật Bản, hệ thống PA đơn giản hóa và nhóm các xếp hạng từ một bài kiểm tra PDD. Kem chống nắng có PPD từ 2 đến 4 thì ký hiệu là PA+, PPD từ 6 đến 8 thì PA++, PA+++ từ 8 đến 16 và PA++++ thì tương đương PPD từ 16 trở lên.

Chỉ số PA có trong kem chống nắng

Chỉ số PA có trong kem chống nắng

Chỉ số PPD trong kem chống nắng

Chỉ số PPD (Persistent Pigment Darkening) là chỉ số dùng để đánh giá sự tạo sắc tố trên da sau 2h tiếp xúc với ánh nắng. Cũng tương tự chỉ số SPF, nhưng sự khác biệt ở đây là PPD nói về sự phơi nhiễm với UVA. Chỉ số này được dùng chủ yếu ở Châu Á và Châu Âu. PPD được thử nghiệm trên một nhóm người tiếp xúc với tia UVA, tất cả đều được phân tích về thời gian da của họ bị sạm và so sánh kết quả giữa da được bảo vệ và không được bảo vệ.

Kem chống nắng có PPD = 10 nghĩa là da của bạn sẽ lâu bị rám nắng hơn gấp 10 lần so với không dùng kem chống nắng và tương đương với ký hiệu PA+++.

Thuật ngữ Broad Spectrum

Broad Spectrum chính là thuật ngữ “Quang phổ rộng” mà chúng ta thường nghe khi nhắc đến kem chống nắng. Nếu trên bao bì kem chống nắng không xuất hiện chỉ số PA, PPD hay SPF thì chỉ cần có ghi dòng chữ “Broad – Spectrum”, “Multi Spectrum” hoặc “Full Spectrum” bạn không cần phải lo lắng bởi thuật ngữ này có nghĩa là kem đã sở hữu đầy đủ điều kiện bảo vệ làn da khỏi tia UVA/UVB.

Thông tin khác trên kem chống nắng

Ngoài các thuật ngữ và chỉ số trên thì một số dòng kem chống nắng còn có chữ “Water-Resistant” có nghĩa là kháng nước. Kem sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho những hoạt động thể chất ngoài trời như dã ngoại, chạy bộ, đi bơi… hoặc những ai thường xuyên đổ mồ hôi.

Một điều cần lưu ý rằng không chỉ tia UVA, UVB mà ánh sáng mặt trời còn chứa nhiều tia khác nhau như tia hồng ngoại, ánh sáng xanh gây hại đến da. Vì vậy, khi chọn các loại kem chống nắng phổ rộng thế hệ mới cũng cần lưu ý các tiêu chí này.

Hiện nay, kem chống nắng còn xuất hiện thêm ký hiệu:

HEVL (High Energy Visible Light 400-500nm): Khả năng lọc ánh sáng nhìn thấy được bằng mắt thường
IR-A (infrared radiation A 750-1400nm): Khả năng lọc tia hồng ngoại gần

Kem chống nắng có phổ càng rộng thì khả năng bảo vệ da khỏi các tác động có hại từ ánh nắng càng tốt. Tuy nhiên, không có loại kem chống nắng nào có thể bảo vệ chúng ta 100% khỏi ánh nắng mặt trời, vì vậy cần kết hợp thêm các vật dụng che nắng khác như áo khoác, mũ, kính râm, bao tay, vớ…

Kem chống nắng nào đáp ứng tốt các chỉ số trên?

Ngoài việc dựa theo chỉ số SPF, PA, thì điều quan trọng nhất bạn cần lưu ý đó là chọn kem chống nắng phù hợp với làn da của mình:

› Da nhạy cảm: Là loại da “khó chiều”, dễ bị kích ứng nên tốt hơn hết bạn nên chọn những dòng kem chống nắng có bảng thành phần dịu nhẹ, lành tính. Nên ưu tiên chọn kem chống nắng cho da nhạy cảm có chứa màng lọc vật lý titanium dioxide và zinc oxide hoặc màng lọc hóa học thế hệ mới để da được bảo vệ toàn diện, hạn chế kích ứng. Đồng thời tránh các thành phần gây kích ứng, dị ứng như hương liệu, cồn, paraben,…

› Da khô: Nên ưu tiên những dòng kem chống nắng phổ rộng có bổ sung thành phần dưỡng ẩm, chống lão hóa tự nhiên.

› Da dầu: Bạn nên chọn các dòng chống nắng có kết cấu mỏng nhẹ, thoáng da, có khả năng thẩm thấu sâu và kiềm dầu nhờn tốt thường có in trên bao bì dòng chữ “Oil Free” hoặc “No Sebum”

Ngoài ra, để đảm bảo làn da được chống nắng toàn diện, an toàn, không bị kích ứng, thì điều quan trọng nhất đó là xuất xứ sản phẩm. Bạn nên chọn kem chống nắng đến từ những thương hiệu uy tín lâu năm trên thị trường như kem chống nắng đa tầng GUO.

Kem Chống Nắng Multi Protection Sun Cream SPF 50+/PA+++ là sản phẩm đến từ thương hiệu GUO – Mỹ Phẩm Xanh Sạch. Kem là giải pháp bảo vệ da tối ưu trước các tác hại của tia UVA, UVB, HEV (ánh sáng xanh) và tia hồng ngoại. Kết cấu dạng sữa mỏng nhẹ cùng các hạt phấn siêu mịn, thẩm thấu nhanh, không gây bí bách, nặng da hay nhờn rít. Bên cạnh nhiệm vụ chính là chống lại các tia UVA, UVB và HEV; Kem Chống Nắng Đa Tầng GUO còn giúp kiềm dầu hiệu quả, duy trì làn da láng mịn, khô thoáng trong nhiều giờ liền. Điểm nổi bật của sản phẩm còn nằm ở khả năng chống lão hóa, mang đến làn da rạng ngời, tươi trẻ, nâng tone tự nhiên. Kem Chống Nắng GUO chứa công thức dịu nhẹ, cam kết không cồn, paraben, hương liệu, phẩm màu, dầu khoáng nên an toàn và phù hợp cho mọi làn da, kể cả da nhạy cảm.

Kem chong nang da tang guo 5

Ưu điểm nổi bật:

– Cung cấp màng lọc chống nắng phổ rộng giúp chống lại các tia UVA, UVB và HEV (ánh sáng xanh).
– Bảo vệ da tối ưu khỏi tác hại từ ánh nắng mặt trời và ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử
– Là dòng kem chống nắng hóa học (hữu cơ) lai vật lý (vô cơ) giúp chống nắng hiệu quả trong nhiều giờ liền, kháng nước và mồ hôi tốt.
– Kết cấu dạng sữa siêu mịn giúp hấp thu bã nhờn, kiểm soát dầu nhờn tốt cho da luôn thoáng mịn.
– Kem chống nắng giúp nâng tone tự nhiên, có thể thay thế lớp lót make up.
– Bổ sung các dưỡng chất có trong vi tảo lục, sữa ong chúa,… giúp chống lão hóa, dưỡng da trắng sáng.
– Chất kem mỏng nhẹ, thẩm thấu nhanh, không gây bí da hay nhờn rít.
– Đạt tiêu chí 5 không: “KHÔNG CỒN – KHÔNG HƯƠNG LIỆU – KHÔNG MÀU – KHÔNG DẦU KHOÁNG – KHÔNG PARABEN”, dịu nhẹ và an toàn với mọi loại da.

Kem Chống Nắng Đa Tầng Đang Sale:     còn 280.000 ₫

Tổng kết

Các chỉ số trong kem chống nắng

Các chỉ số trong kem chống nắng

Trên đây là tất tần tật chia sẻ của GUO về các chỉ số kem chống nắng. Mong rằng với những thông tin mà chúng mình đã đem đến sẽ giúp bạn lựa chọn được sản phẩm kem chống nắng phù hợp, bảo vệ da tốt nhất. Một lưu ý nhỏ rằng dù đã sử dụng kem chống nắng thì bạn cũng đừng xem nhẹ các vật dụng chống nắng như mũ, áo khoác hay kính râm… nhé. Bởi chúng cũng là những vũ khí giúp ích cho bạn trong việc chống lại kẻ thù tia UV đấy!

 

(*) Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, được tổng hợp từ nhiều tạp chí uy tín trong nước và quốc tế. Vui lòng tham vấn ý kiến của các chuyên gia/ bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

https://www.vinmec.com/en/news/health-news/what-does-spf-50-sunscreen-mean/
https://19january2017snapshot.epa.gov/sunsafety/uv-index-scale-1_.html
https://www.medicalnewstoday.com/articles/306838#buying-and-applying-sunscreen

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *