Cũng như Oleic Acid, Linoleic Acid xuất hiện nhiều trong thực phẩm hằng ngày và có tác động tích cực đối với làn da lẫn sức khoẻ. Vậy sự khác biệt giữa hai chất này là gì? Công dụng cụ thể ra sao? Hãy cùng GUO tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết này nhé!
Thông tin bài viết
Linoleic Acid là gì?
Linoleic Acid (một loại Omega 6) là một trong những loại acid béo thiết yếu tìm thấy nhiều trong các loại dầu thực vật. Tên gọi khác của thành phần này là Alpha-linolenic, đóng vai trò thành phần cấu trúc của màng lipid.
Bản thân Linoleic Acid không có khả năng tự tổng hợp bên trong cơ thể, cần được bổ sung từ bên ngoài qua đường ăn uống.
Công dụng của Linoleic Acid trong ngành làm đẹp
› Cân bằng tỉ lệ giữa Oleic Acid và Linoleic Acid giúp củng cố hàng rào bảo vệ da.
› Hỗ trợ giảm thiểu tình trạng mụn trứng cá, giảm viêm, giảm sưng đỏ.
› Tăng cường sự bong tróc sắc tố melanin, làm sáng đốm nâu, hỗ trợ ngăn ngừa quá trình thâm sạm.
› Ngăn chặn sự thất thoát hơi nước qua da, giúp da duy trì độ mềm mại, ẩm mịn.
Điểm khác biệt giữa Linoleic Acid và Oleic Acid?
Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai loại này là Linoleic Acid hợp với da thiên dầu, có mụn, còn Oleic Acid thì không. Đây cũng là nguyên nhân cùng là tinh dầu thực vật, có loại lại dùng được cho da thiên khô, có loại lại dùng được cho da thiên dầu bởi nồng độ khác nhau giữa hai chất trong một loại tinh dầu.
Ví dụ:
• Dầu từ quả bơ (Avocado Oil): Linoleic Acid–9.8%, Oleic Acid–63%.
• Dầu từ quả mơ (Apricot Kernel Oil): Linoleic Acid–28.3%, Oleic Acid–64.2%.
• Dầu hoa anh thảo (Evening Primrose Oil): Linoleic Acid–72.6%, Oleic Acid–8.4%.
• Dầu gai dầu (Hemp Seed Oil): Linoleic Acid–56.48%, Oleic Acid–10.71%.
Tổng kết
Trên đây là những thông tin về Linoleic Acid mà GUO mang đến cho bạn. Hy vọng bài viết đã giúp mọi người hiểu hơn về những tính chất đặc trưng, những ứng dụng quan trọng của axit béo này. Nếu bạn còn đang thắc mắc điều gì hãy để lại bình luận dưới bài viết, GUO sẽ giải đáp nhé!