Sử dụng mỹ phẩm đã ngày càng trở nên phổ biến, thậm chí những sản phẩm làm đẹp ấy được coi như “vật bất ly thân” của mọi đối tượng không kể giới tính, độ tuổi. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển nhanh chóng của thị trường mỹ phẩm thì để chọn được sản phẩm chăm sóc da an toàn, hiệu quả là bạn cần nắm rõ các kiến thức cơ bản về thành phần. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng GUO tìm hiểu đâu là TOP 7 nhóm thành phần dễ gây kích ứng da và TOP 10 thành phần làm dịu, phục hồi hot nhất hiện nay nhé!
Thông tin bài viết
Cách nhận biết làn da bị kích ứng, dị ứng
Kích ứng là tình trạng thường xuyên xảy ra trong quá trình chăm sóc da mà nguyên do phổ biến nhất của chúng thường đến từ việc bạn sử dụng các sản phẩm chứa thành phần gây kích ứng, hoặc da chưa quen với nồng độ hoạt chất mạnh nên xảy ra phản ứng.
Thông thường, kích ứng chỉ xảy ra trong vài giờ đến vài ngày đối với trường hợp nhẹ nên bạn có thể tự khắc phục chúng tại nhà. Tuy nhiên, một số trường hợp da có biểu hiện kích ứng nặng hơn thì bạn cần tìm đến chuyên gia da liễu để được thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời. Các biểu hiện thường gặp của kích ứng, dị ứng da là:
♦ Da bị nổi mẩn đỏ, ngứa: Đây là biểu hiện phổ biến nhất khi kích ứng. Các nốt mẩn đỏ ở vùng da tiếp xúc với chất gây kích ứng sẽ bị ngứa ran khó chịu
♦ Da bị nổi mụn trứng cá nhiều: Xảy ra thường do sai xót trong việc chọn bôi các loại mỹ phẩm không phù hợp với da, làm bít tắc lỗ chân lông, gây nên tình trạng ứ đọng bã nhờn và gây nên mụn trứng cá.
♦ Viêm da dị ứng: Dạng dị ứng này nghiêm trọng hơn với biểu hiện bằng các mảng hồng ban hoặc ban đỏ kèm theo mụn nước, ngứa ngáy.
♦ Da bị nổi mề đay: Bao gồm các nốt sẩn phù nổi trên bề mặt da, các nốt này sẽ có nhiều kích cỡ to nhỏ, thoạt nhìn giống vết muỗi cắn kèm theo biểu hiện ngứa.
♦ Viêm da tiếp xúc: Hay còn gọi là chàm tiếp xúc, biểu hiện là những mảng hồng ban đi kèm với mụn nước tương tự viêm da dị ứng.
♦ Bị khô da: Da bị kích ứng có thể xảy ra tình trạng khô và tróc vảy
♦ Teo da: Thường xuất hiện ở nhóm người bị nhiễm Corticoid kéo dài
♦ Thâm, sạm da: Làn da bị tăng sắc tố nên những vùng da bị xỉn màu hơn so với sắc da bình thường.
♦ Lão hóa da: Khi bị kích ứng, da có thể bị khô căng và nhăn nheo.
12 nguyên nhân khiến da bạn trở nên dễ kích ứng
Kích ứng, dị ứng da có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng phổ biến nhất phải kể đến là do:
1. Rối loạn da hoặc phản ứng, dị ứng trên da như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc dị ứng
2. Sử dụng sản phẩm hoặc mỹ phẩm chưa phù hợp
3. Kích ứng do tiếp xúc với hóa chất có cường độ cao, ánh nắng mặt trời (tia UVA, UVB),..
4. Các yếu tố di truyền, tuổi tác, sự thay đổi nội tiết cũng làm cho da tăng sự nhạy cảm
5. Sử dụng nguồn nước chứa nhiều loại khoáng chất kim loại và có nồng độ kiềm cao
6. Tắm rửa với nước quá nóng hoặc quá lạnh
7. Thiếu ngủ cũng có thể khiến da bạn trở nên nhạy cảm hơn
8. Thức quá khuya và căng thẳng tâm lý dẫn đến da dễ bị nhạy cảm
9. Da khô, da bị mất nước
10. Do chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học
11. Bỏ qua bước dưỡng ẩm hoặc thực hiện sai cách
12. Sử dụng mỹ phẩm có chứa chất tẩy rửa mạnh
7 Nhóm thành phần mỹ phẩm dễ gây kích ứng hoặc dị ứng
Thị trường mỹ phẩm phát triển nhanh chóng vừa là cơ hội, đồng thời là thách thức cho khách hàng trong khâu chọn mua sản phẩm. Bởi tình trạng mỹ phẩm hàng giả, hàng nhái vẫn còn tràn lan trên thị trường rất khó kiểm soát. Đa số các sản phẩm này đều đánh vào tâm lý là “ham rẻ” của khách hàng do đó mà các sản phẩm này thường chứa các chất gây hại cho làn da, không qua kiểm định về an toàn. Dưới đây là 7 nhóm thành phần dễ gây kích ứng, dị ứng da mà bạn cần tránh:
NHÓM THÀNH PHẦN DỄ GÂY KÍCH ỨNG, DỊ ỨNG | |
Nhóm | Thành phần trên nhãn |
Sản phẩm tẩy rửa (sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội) | Dimethyl dodecyl amido betaine |
Sodium laureth sulfate (SLES) | |
Sodium lauryl sulfate (SLS) | |
Sodium dodecyl sulfate | |
Ammonium lauryl sulfate (ALS) | |
Kem đánh răng, dầu gội | Menthol |
Mentha piperita (peppermint – bạc hà) | |
Mỹ phẩm trang điểm | Bismuth oxychloride (trong phấn mắt) |
Chromium hydroxide, Chromium oxide (có màu xanh lá cây) | |
Các thành phần chống nắng hóa học | Oxybenzone |
Methanone | |
Các thành phần có đuôi là “benzophenone” | |
Trị mụn | Benzoyl peroxide |
Các sản phẩm tẩy da chết | Các sản phẩm tẩy da chết có hạt hoặc thực vật nghiền nhỏ để chà xát |
Các axit nhóm AHA | |
Salicylic Acid (mặc dù đối với nhiều người nó có tác dụng làm dịu) | |
Chất bảo quản | Các thành phần có đuôi là “paraben” |
Imidazolidinyl urea | |
Phenylmercuric acetate | |
Khác | Cinnamomum zeylanicum ( Cinnamon- quế) |
Benzoic acid | |
Isopropyl myristate |
10 Thành phần làm dịu da an toàn, hiệu quả
Thấu hiểu nỗi khổ chăm da của các bạn da nhạy cảm, dễ kích ứng nên các sản phẩm chăm sóc da ngày nay cũng được thêm vào thành phần làm dịu an toàn, hiệu quả. Dưới đây là bảng thành phần làm dịu da tốt nhất mà GUO muốn chia sẻ đến bạn:
NHÓM THÀNH PHẦN LÀM DỊU DA (KHÁNG VIÊM) | |
Thành phần trên nhãn | Tên thông dụng |
Allantoin | |
Aloe barbadensis | Aloe vera (lô hội/ nha đam) |
Camellia Sinensis | Green tea (trà xanh) |
Cucumis satinus | Cucumber (dưa leo/ dưa chuột) |
Curcuma longa | Turmeric/ curcumin (nghệ) |
Melaleuca alternifolia | Tea tree (tràm trà) |
Niacinamide | Vitamin B3 |
Prunus amygdalus dulcis | Sweet almond (hạnh nhân ngọt) |
Chamomilla recutita, Anthemis nobilis | Chamomile (cúc La Mã) |
Colloidal avena sativa | Colloidal Oatmeal (bột yến mạch) |
Có phải việc bị kích ứng mỹ phẩm sẽ làm khô da không?
Với nhiều người cơ địa nhạy cảm, khi tiếp xúc với những tác nhân hay thành phần gây kích ứng như hóa chất, thời tiết khắc nghiệt và các sản phẩm chăm sóc da chưa phù hợp sẽ làm da dễ kích ứng hơn. Tình trạng dị ứng, kích ứng mỹ phẩm có thể xuất hiện ở trên những vùng da mà bạn đã sử dụng qua mỹ phẩm, đặc biệt là các vùng da mặt thường hay mỏng, nhạy cảm và dễ tổn thương nhất. Ngay sau khi sử dụng mỹ phẩm có chất gây kích ứng có thể sẽ cảm thấy nóng rát, sưng, đỏ ra mặt chỉ sau vài phút bôi mỹ phẩm lên da.
Khi bị kích ứng mỹ phẩm làn da sẽ có xu hướng bị đổ nhiều dầu hơn hoặc khô rát hơn tùy thuộc vào loại da. Với những bạn vốn sở hữu làn da khô, nhưng sau khi sử dụng một loại mỹ phẩm mới, da đột nhiên đổ dầu nhiều và kéo theo các biểu hiện ngứa ngáy, râm ran thì đó cũng là dấu hiệu cho thấy bạn không phù hợp với sản phẩm. Hoặc trường hợp ngược lại, sau khi dùng mỹ phẩm thì da bị khô căng hơn, rát, bong tróc, lỗ chân lông to thì rất có thể da bạn đang bị mất nước do kích ứng.
Hướng dẫn 6 cách xử lý an toàn khi da bị kích ứng, dị ứng với mỹ phẩm
› Trước hết các bạn cần tạm dừng sử dụng các sản phẩm gây dị ứng
› Rửa sạch da bằng nước lạnh, sữa rửa mặt hay sữa tắm dịu nhẹ hoặc sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh hoặc làm dịu làn da của bạn
› Hạn chế trang điểm khi không thực sự cần thiết
› Sử dụng kem dưỡng ẩm làm dịu da
› Uống nhiều nước cũng là cách giúp bạn giảm kích ứng, dị ứng
› Nếu biểu hiện kích ứng, dị ứng quá nghiêm trọng hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám sớm nhất
Tổng kết
Trên đây là TOP 7 nhóm thành phần gây kích ứng và TOP 10 thành phần làm dịu tốt nhất hiện nay. Trên thực tế để làn da được phục hồi và khỏe mạnh sau khi bị kích ứng mỹ phẩm hay dị ứng da, có thể tự điều tiết lượng dầu, giảm mất nước qua da thì cần một khoảng thời gian thông thường là 3 tháng. Vì vậy bạn đừng quá nôn nóng, hãy phục hồi, làm dịu da qua từng ngày để hàng rào bảo vệ da của chúng ta khỏe hơn. Và trong quá trình các bạn phục hồi, làm dịu thì các bạn đừng nên sử dụng sản phẩm treatment vì dễ khiến da bị nhạy cảm và kích ứng hơn nhé!
(*) Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, được tổng hợp từ nhiều tạp chí uy tín trong nước và quốc tế. Vui lòng tham vấn ý kiến của các chuyên gia/ bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng. Nguồn tham khảo:
Sách “Dưỡng Da Trọn Gói” – https://tiki.vn/duong-da-tron-goi-p470904.html
https://www.everydayhealth.com/pictures/skin-care-ingredients-allergic-reactions/
https://www.dermaessentia.com/blogs/knowledge/skin-care-products